Người tố cáo không cung cấp chứng cứ mà chỉ đưa bản tường trình sự việc của mình tố cáo, vậy có coi là chứng cứ để làm xác minh không?
Người tố cáo không cung cấp chứng cứ mà chỉ đưa bản tường trình sự việc của mình tố cáo, vậy có coi là chứng cứ để làm xác minh không?
Căn cứ Điều 29 Luật Tố cáo 2018 thì căn cứ để thụ lý tố cáo được quy định như sau:
"Điều 29. Thụ lý tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
2. Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Nội dung tố cáo được thụ lý;
d) Thời hạn giải quyết tố cáo.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết."'
Như vậy, chỉ trừ khi "tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục" thì căn cứ thụ lý mới xét đến trường hợp "người tố cáo không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật" thì không thụ lý.
Còn các trường hợp còn lại, nếu đảm bảo các điều kiện tại các điểm a, b, c, d thì vẫn có căn cứ để thụ lý.
Tuy "bản tường trình sự việc" chưa phải là chứng cứ, nhưng có thể là cơ sở để xác định hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo là gì, trên cơ sở đó thực hiện "xác minh nội dung tố cáo".
Và người tố cáo phải có nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 như sau:
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Tải về mẫu bản tường trình mới nhất 2023: Tại Đây
Người tố cáo không cung cấp chứng cứ mà chỉ đưa bản tường trình sự việc của mình tố cáo, vậy có coi là chứng cứ để làm xác minh không?
Người tố cáo thiếu chứng cứ có phạm tội vu khống không?
Như đã nêu tại khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 người tố cáo có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.
Như vậy nếu tố cáo mà thiếu chứng cứ, chứng cứ không đủ thì có thể phạm tội vụ khống theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
"1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền."
Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo như sau :
"Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Theo quy định trên Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?