Người tố cáo không có bằng chứng chứng minh tố cáo thì cơ quan có được từ chối thụ lý hay không?
Người tố cáo không có bằng chứng chứng minh tố cáo thì cơ quan có được từ chối thụ lý hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
Thụ lý tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
...
Theo đó, tố cáo có đủ các điều kiện trên thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thụ lý tố cáo.
Bên cạnh đó, theo Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định:
Tiếp nhận tố cáo
1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
Trong điều kiện thụ lý tố cáo có điều kiện "Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật". Nếu trong đơn tố cáo không nêu "hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan" để làm cơ sở xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan có quyền không thụ lý tố cao.
Trường hợp trong đơn tố cáo có nêu "hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan" nhưng người đến nộp đơn tố cáo không cung cấp chứng cứ, chứng minh nội dung tố cáo hoặc có cung cấp chứng cứ, chứng minh nhưng không đủ để xem là "có cơ sở" để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật theo quy định thì cơ quan có quyền từ chối thụ lý.
Tuy nhiên, như thế nào là "có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật", chứng cứ, chứng minh phải đầy đủ ở mức độ nào để được xem là "có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật" thì quy định không nêu rõ. Trường hợp này cần tùy vụ tố cáo cụ thể. Anh/chị có thể trao đổi thêm với cơ quan cấp trên để được hướng dẫn xác định.
Người tố cáo không có bằng chứng chứng minh tố cáo (Hình từ Internet)
Người tố cáo có các quyền gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định:
Người tố cáo có các quyền sau đây:
- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
- Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
- Rút tố cáo;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người tố cáo có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của người tố cáo theo khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định:
Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?