Người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa phát sinh tranh chấp thì được giải quyết thông qua phương thức nào?
- Người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa phát sinh tranh chấp thì được giải quyết thông qua phương thức nào?
- Hợp đồng theo mẫu phải có nội dung giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa không?
- Người tiêu dùng có nghĩa vụ gì trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa phát sinh tranh chấp thì được giải quyết thông qua phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
a) Thương lượng;
h) Hòa giải;
c) Trọng tài;
d) Tòa án.
2. Không được thương lượng, hòa giải trong các trường hợp sau đây:
a) Xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
c) Gây thiệt hại đến lợi ích của nhiều người tiêu dùng, trừ trường hợp xác định đầy đủ số lượng người tiêu dùng bị thiệt hại.
3. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa khi phát sinh tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua các phương thức sau:
+ Thương lượng;
+ Hòa giải;
+ Trọng tài;
+ Tòa án.
Người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa phát sinh tranh chấp thì được giải quyết thông qua phương thức nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng theo mẫu phải có nội dung giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa không?
Căn cứ theo điểm k khoản 3 Điều 23 Luật Bảo về quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngôn ngữ, hình thức của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp bằng văn bản phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung là tiếng Việt. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng thêm tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc tiếng nước ngoài. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản tiếng Việt với bản tiếng dân tộc khác của Việt Nam hoặc bản tiếng nước ngoài, bản có lợi hơn cho người tiêu dùng được ưu tiên áp dụng.
3. Hợp đồng theo mẫu phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp theo hợp đồng;
c) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp, các thành phần cấu thành giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d) Phương thức, thời hạn thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
h) Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
i) Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
k) Phương thức giải quyết tranh chấp;
l) Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.
4. Ngoài các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này, hợp đồng theo mẫu phải tuân thủ quy định của pháp luật khác có liên quan,
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong hợp đồng mẫu mà người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh hàng hóa thỏa thuận với nhau cần có nội dung về phương thức giải quyết tranh chấp.
Người tiêu dùng có nghĩa vụ gì trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng bao gồm:
- Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.
- Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.
- Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
- Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?