Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thông báo cho bên cung cấp bằng điện thoại được không?
- Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thông báo cho bên cung cấp bằng điện thoại được không?
- Trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ liên tục cản trở người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng theo quy định thì bị phạt bao nhiêu?
- Nhà nước có những chính sách nào nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thông báo cho bên cung cấp bằng điện thoại được không?
Tại Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP giải thích về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.
2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.
3. Bán hàng tận cửa là trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc bán hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 18 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người tiêu dùng như sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
...
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục tại bất kỳ thời điểm nào và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, người tiêu dùng chỉ phải thanh toán phí, giá cho phần dịch vụ mà mình đã sử dụng.
Theo quy định này thì người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ bất kỳ thời điểm nào.
Tuy nhiên cần phải thông báo cho đơn vị cung cấp dịch vụ liên tục và việc thông báo cần được thực hiện dưới dạng văn bản, không được thực hiện qua điện thoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục thông báo cho bên cung cấp bằng điện thoại được không? (hình từ internet)
Trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ liên tục cản trở người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng theo quy định thì bị phạt bao nhiêu?
Tại Điều 54 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến cung cấp dịch vụ liên tục như sau:
Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ liên tục
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục tới người tiêu dùng có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Từ chối hoặc gây cản trở người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định;
h) Buộc người tiêu dùng phải thanh toán chi phí đối với phần dịch vụ chưa sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi từ chối hoặc gây cản trở người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ liên tục mức phạt sẽ nhân hai cho cùng hành vi, tức là từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Nhà nước có những chính sách nào nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể gồm các chính sách sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.
- Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?