Người tiêu dùng dựa vào đâu để lựa chọn thịt lợn tươi ngon? Và làm sao để người tiêu dùng phát hiện được thịt nhiễm ký sinh trùng gạo lợn?
Người tiêu dùng dựa vào đâu để lựa chọn thịt lợn tươi ngon?
Căn cứ tiểu mục 4.2.1 Mục 4 TCVN 7046:2019 về Thịt tươi như sau:
Theo đó, chỉ tiêu cảm quan là chỉ tiêu mà người tiêu dùng có thể nhận thấy được, sờ được các giác quan của mình nên để chọn thịt lợn tươi ngon thì có thể dựa vào bộ chỉ tiêu này. Cụ thể đối với thịt lợn tươi thì bề mặt khô, sạch, không dính lông và tạp chất; Mặt cắt mịn; Có độ đàn hồi, sau khi án ngón tay vào thịt không để lại dấu ấn trên bề mặt thịt;
Mùi Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ. Màu sắc đặc trưng của thịt.
Người tiêu dùng dựa vào đâu để lựa chọn thịt lợn tươi ngon? Và làm sao để người tiêu dùng phát hiện được thịt nhiễm ký sinh trùng gạo lợn?
Làm sao để người tiêu dùng phát hiện được thịt nhiễm ký sinh trùng gạo lợn?
Căn cứ tiểu mục 4.3.5 Mục 4 TCVN 7046:2019 về Thịt tươi như sau:
Đối với thịt lợn tươi ngon thì không có ký sinh trùng gạo lợn. Cách phát hiện thịt nhiễm ký sinh trùng gạo lợn như sau:
Và tại tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 5733:1993 Thịt - Phương pháp phát hiện ký sinh trùng như sau:
Tìm ấu sán ở cơ đùi. Lấy dao rạch cơ và quan sát kỹ bằng mắt thường hay soi bằng kính lúp. Ấu sán như những hạt gạo trắng.
Quán ăn sử dụng thịt nhiễm ký sinh trùng gạo lợn để chế biến và bán cho khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:
"1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này."
Theo đó, quán ăn sử dụng thịt nhiễm ký sinh trùng gạo lợn để chế biến và bán cho khách hàng bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, buộc tiêu hủy số thịt nhiễm ký sinh trùng vi phạm. Mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?