Người thân của thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua có thể tham gia đặt cược đua chó hay không?
- Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Người thân của thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua có thể tham gia đặt cược đua chó hay không?
- Doanh nghiệp để người thân của thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua tham gia đặt cược đua chó tại nơi thành viên làm nhiệm vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 6 Thông tư 101/2017/TT-BTC thì thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua:
- Tuân thủ các quy định khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng chế độ quy định, Quy chế hoạt động của Hội đồng giám sát cuộc đua và phân công của Chủ tịch Hội đồng giám sát cuộc đua;
- Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giám sát cuộc đua phân công và chịu trách nhiệm về kết quả của các công việc được phân công thực hiện;
- Kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng giám sát cuộc đua về các sai phạm hoặc các biểu hiện nghi vấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để Chủ tịch Hội đồng giám sát cuộc đua xem xét, quyết định biện pháp xử lý kịp thời.
(2) Quyền hạn của các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua:
Các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua được quyền bảo lưu ý kiến cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Người thân của thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua có thể tham gia đặt cược đua chó hay không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 06/2017/NĐ-CP quy định về đối tượng không được phép tham gia đặt cược đua chó như sau:
Người chơi
1. Người chơi phải đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Các đối tượng không được phép tham gia đặt cược
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cán bộ quản lý, điều hành, nhân viên và bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đặt cược tham gia đặt cược của chính doanh nghiệp mình tổ chức;
c) Các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua và bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột của các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua tham gia đặt cược các cuộc đua ngựa, đua chó mà mình thực hiện nhiệm vụ giám sát;
d) Các nài ngựa, cầu thủ, Trọng tài và bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột của nài ngựa, cầu thủ, Trọng tài tham gia đặt cược vào các cuộc đua, trận đấu và giải thi đấu mà mình tham dự, điều khiển;
đ) Các đối tượng thuộc diện bị người thân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình là bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột hoặc bản thân có đơn đề nghị doanh nghiệp kinh doanh đặt cược không cho tham gia đặt cược;
e) Các đối tượng đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành xong hình phạt mà chưa được xóa án tích; người đang trong thời gian bị lập hồ sơ, chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
Theo quy định thì người thân của Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua (bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột) sẽ không được phép tham gia đặt cược các cuộc đua chó tại nơi Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, người thân của Thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua vẫn có thể đặt cược đua chó nhưng phải khác nơi Thành viên Hội đồng làm nhiệm vụ.
Người thân của thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua có thể tham gia đặt cược đua chó hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp để người thân của thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua tham gia đặt cược đua chó tại nơi thành viên làm nhiệm vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 137/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về quản lý người chơi như sau:
Hành vi vi phạm quy định về quản lý người chơi
1. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi bán vé đặt cược cho các đối tượng không được phép tham gia đặt cược.
2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho người chơi vay tiền để tham gia đặt cược.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm lần đầu; từ 12 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm từ lần thứ hai trở lên đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đặt cược để người thân của Hội đồng giám sát cuộc đua tham gia đặt cược đua chó tại nơi thành viên đang làm nhiệm vụ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm lần đầu. Tái phạm từ lần thứ hai trở lên thì sẽ bị tước từ 12 tháng đến 24 tháng.
Ngoài ra, doanh nghiệp buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?