Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn trong thời gian tập huấn sẽ được hưởng chế độ chính sách thế nào?
- Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm những thành phần nào?
- Quy định về tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ra sao?
- Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn trong thời gian tập huấn sẽ được hưởng chế độ chính sách như thế nào?
Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm những thành phần nào?
Về thành phần gồm có trong lực lượng phòng thủ dân sự hiện nay, quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP:
Tổ chức Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Lực lượng nòng cốt gồm: Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành trung ương, địa phương;
b) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Như vậy, lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm những thành phần sau đây:
- Lực lượng nòng cốt bao gồm Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành trung ương, địa phương
- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Tham gia lực lượng phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Quy định về tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ra sao?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã như sau:
* Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự tại cấp tỉnh, cấp huyện
- Lực lượng chuyên trách: Các đơn vị thuộc cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan, đơn vị quân đội, công an trực thuộc các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn;
- Lực lượng kiêm nhiệm của các cơ quan, đơn vị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định, bao gồm các Đội cơ động: Cứu sập; cứu thương, tải thương; xây dựng, sửa chữa các công trình bị hư hỏng; bảo đảm giao thông, điện, nước; phòng dịch, vệ sinh môi trường; tiêu tẩy; hộ đê.
* Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự tại cấp xã và cơ quan, tổ chức
- Lực lượng chuyên trách: Ban Chỉ huy Quân sự, Công an xã, phường, thị trấn;
- Lực lượng kiêm nhiệm do Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức quy định có các tổ tại chỗ của Dân quân tự vệ và toàn dân, bao gồm các Tổ: Thông báo, báo động; cứu sập; cứu thương, tải thương; phòng hóa; hậu cần, kỹ thuật; xây dựng hầm trú ẩn, công trình ngầm, ngụy trang, nghi binh, làm mục tiêu giả; giúp nhân dân, cơ sở sản xuất đi sơ tán và bảo vệ khu vực sơ tán; bảo đảm giao thông, điện, nước; vệ sinh môi trường.
Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn trong thời gian tập huấn sẽ được hưởng chế độ chính sách như thế nào?
Cụ thể về chế độ chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc chết theo quy định tại Điều 36 Nghị định 02/2019/NĐ-CP thì:
Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc chết
1. Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự (kể cả đối tượng là người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước), thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) nếu bị ốm đau, tai nạn hoặc chết trong thời gian tập trung huấn luyện, thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động, tử tuất theo quy định của pháp luật về lao động, BHXH, BHYT và an toàn, vệ sinh lao động (thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú hoặc từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi bị tai nạn lao động hoặc chết).
Trường hợp vì lý do dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật thì không được hưởng chế độ tại khoản 1 Điều này
...
4. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn hoặc chết:
...
b) Đối với người có tham gia đóng BHXH, BHYT thì tiền khám chữa bệnh do quỹ BHYT chi trả; người có tham gia đóng BHXH thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ BHXH chi trả.
Theo đó, trong trường hợp người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn trong thời gian tập huấn sẽ được hưởng chế độ về tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động (thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú hoặc từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi bị tai nạn lao động hoặc chết).
Về kinh phí chi trả các chế độ khi bị tai nạn: Đối với người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
Lưu ý rằng: Trường hợp vì lý do dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật thì không được hưởng chế độ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 02/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?