Người tham gia Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có được ủy quyền cho người khác hay không?
- Người tham gia Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có được ủy quyền cho người khác hay không?
- Một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì có được bỏ phiếu nhiều lần hay không?
- Kết quả phiếu lấy ý kiến có phải là căn cứ duy nhất để quyết định bổ nhiệm công chức hay không?
Người tham gia Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có được ủy quyền cho người khác hay không?
Căn cứ Điều 8 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về việc tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến như sau:
Quy định về việc tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến
1. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 công chức, viên chức, người lao động thuộc thành phần tham gia dự họp có mặt. Trường hợp người thuộc thành phần tham gia dự họp vắng mặt thì không được ủy quyền cho người khác dự thay.
2. Trước khi vào hội nghị, chủ trì hội nghị chỉ định một trong số các thành viên tham gia dự họp là cán bộ tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị làm thư ký của hội nghị.
3. Nội dung, kết quả hội nghị phải được lập thành biên bản. Biên bản hội nghị phải phản ánh đầy đủ diễn biến, kết quả của hội nghị, các ý kiến đã phát biểu.
Như vậy, trường hợp người thuộc thành phần tham gia dự Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm công chức vắng mặt thì không được ủy quyền cho người khác dự thay.
Người tham gia Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm công chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có được ủy quyền cho người khác hay không? (Hình từ Internet)
Một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì có được bỏ phiếu nhiều lần hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về việc lấy ý kiến như sau:
Quy định về việc lấy ý kiến
1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là công chức, viên chức và người lao động) đang công tác trong cơ quan, đơn vị được tham gia và bỏ phiếu.
2. Trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ bỏ 01 (một) phiếu.
3. Khi thực hiện lấy phiếu theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập ban (tổ) kiểm phiếu. Ban (tổ) kiểm phiếu do người chủ trì đề xuất và phải được hội nghị biểu quyết thông qua (theo hình thức giơ tay).
...
Như vậy, theo quy định thì trường hợp một người tham gia nhiều vị trí thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu thì khi bỏ phiếu tín nhiệm chỉ được bỏ một phiếu.
Kết quả phiếu lấy ý kiến có phải là căn cứ duy nhất để quyết định bổ nhiệm công chức hay không?
Căn cứ khoản 7 Điều 9 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về việc lấy ý kiến như sau:
Quy định về việc lấy ý kiến
...
4. Phiếu lấy ý kiến
a) Phiếu lấy ý kiến được in thành danh sách (xếp thứ tự ABC theo tên nếu có nhiều nhân sự), ghi rõ họ tên, tuổi, chức vụ, đơn vị công tác; phần lấy ý kiến có 2 cột: Đồng ý và không đồng ý để người tham gia đánh dấu (X) vào ô mà mình chọn, ngoài ra có chỗ để người tham gia bỏ phiếu ghi ý kiến khác, giới thiệu nhân sự khác; có chữ ký của người chủ trì cuộc họp và đóng dấu treo (vào góc trái của phiếu) của đơn vị (nếu đơn vị có dấu); người bỏ phiếu có thể hoặc không phải ký tên.
b) Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra và có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm (nếu có) không quá số lượng được bổ nhiệm.
Trường hợp người bỏ phiếu đánh dấu vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý thì không tính kết quả phiếu của người được đánh dấu, không được đánh dấu nhưng phiếu vẫn được tính là hợp lệ.
c) Phiếu không hợp lệ là phiếu không do Ban kiểm phiếu phát ra, phiếu có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm (nếu có) nhiều hơn số lượng được bổ nhiệm.
d) Phiếu sau khi kiểm và lập biên bản được niêm phong, lưu giữ theo chế độ tài liệu mật tại đơn vị tham mưu công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm trước khi được lưu trữ theo quy định.
5. Cách tính kết quả phiếu
Tỷ lệ phiếu đồng ý bổ nhiệm được quy đổi ra phần trăm (%) gồm có:
a) Số phiếu tín nhiệm đồng ý trên số phiếu hợp lệ;
b) Số phiếu tín nhiệm đồng ý trên tổng số người thuộc thành phần tham gia bỏ phiếu (số người được triệu tập).
6. Kết quả lấy phiếu có thể công bố hoặc không công bố ngay theo quy định đối với mỗi hội nghị theo Quy chế này. Việc công bố hay không công bố ngay được thông báo công khai trước khi bỏ phiếu.
7. Kết quả phiếu lấy ý kiến có giá trị tham khảo và là một trong những căn cứ để xem xét nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Như vậy, kết quả phiếu lấy ý kiến chỉ có giá trị tham khảo và là một trong những căn cứ để xem xét nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định bổ nhiệm công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?