Người tham gia bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt bởi những hành vi nào liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp ?
- Người tham gia bán hàng đa cấp có phải ký hợp đồng gì với doanh nghiệp bán hàng đa cấp không?
- Khi người tham gia bán hàng đa cấp không muốn tiếp tục thực hiện hoạt động nữa thì phải làm gì?
- Người tham gia bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt bởi những hành vi liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp nào?
Người tham gia bán hàng đa cấp có phải ký hợp đồng gì với doanh nghiệp bán hàng đa cấp không?
Tại Điều 29 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có nêu rõ doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp. Theo đó, bên cạnh việc cấp thẻ thành viên, người tham gia bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bán hàng đa cấp như một hình thức xác nhận việc sẽ thực hiện bán hàng đa cấp sắp tới.
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều này, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức như sau:
(1) Về nội dung
- Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài;
- Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ);
- Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
- Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng;
- Quy định về việc mua lại hàng hóa;
- Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng.
(2) Về hình thức
- Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, cỡ chữ ít nhất là 12;
- Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng phải tương phản nhau.
Như vậy, người tham gia bán hàng đa cấp phải giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Khi người tham gia bán hàng đa cấp không muốn tiếp tục thực hiện hoạt động nữa thì phải làm gì?
Để chấm dứt hợp đồng bán hàng đa cấp trên thực tế, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc (theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 40/2018/NĐ-CP)
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Người tham gia bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt bởi những hành vi liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp nào?
Người tham gia bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt bởi những hành vi liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp nào?
Theo quy định tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, một số hành vi của người tham gia bán hàng đa cấp có thể bị xử phạt là:
"Điều 73. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên;
b) Không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp;
b) Tham gia bán hàng đa cấp khi không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;
c) Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, về hoạt động của doanh nghiệp, về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế hoặc cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh;
c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này."
Theo đó, có thể thấy đối với trường hợp người đa cấp vi phạm một trong những trường hợp nêu trên có thể bị xử phạt hành chính thấp nhất là 3 triệu đồng và nhiều nhất là 20 triệu đồng, có thể buộc áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn tùy trường hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?