Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có bắt buộc phải lập nhật ký tập sự hay không? Nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại phải có xác nhận của những ai?
- Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có bắt buộc phải lập nhật ký tập sự hay không?
- Nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại phải có xác nhận của những ai?
- Những nội dung mà người tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ làm trong quá trình tập sự?
- Người tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ có những quyền gì theo quy định hiện nay?
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có bắt buộc phải lập nhật ký tập sự hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự; kiểm tra, giám sát việc tập sự cụ thể như sau:
Nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự; kiểm tra, giám sát việc tập sự
...
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự để xem xét công nhận hoàn thành tập sự. Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự về việc người tập sự đã hoàn thành tập sự; trường hợp không công nhận hoàn thành tập sự thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Trường hợp người tập sự gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự không trong thời hạn quy định tại khoản này mà không có lý do chính đáng thì Sở Tư pháp không công nhận hoàn thành tập sự và thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Người tập sự có quyền khiếu nại về việc Sở Tư pháp không công nhận hoàn thành tập sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên, để được công nhận hoàn thành tập sự thì người tập sự phải gửi nhật ký tập sự đến Sở Tư pháp sau khi kết thúc thời gian tập sự.
Do đó, người tập sự hành nghề Thừa phát lại phải lập nhật ký tập sự ghi chép lại các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự.
Tải về mẫu Nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Tập sự hành nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại phải có xác nhận của những ai?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:
Nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự; kiểm tra, giám sát việc tập sự
1. Người tập sự lập nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự. Nhật ký tập sự có xác nhận hàng tuần của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.
Theo đó, nhật ký tập sự ngoài có xác nhận hàng tuần của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự thì khi kết thúc quá trình tập sự còn phải có thêm xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự.
Những nội dung mà người tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ làm trong quá trình tập sự?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP, trong quá trình tập sự hành nghề Thừa phát lại, người tập sự sẽ được hướng dẫn những nội dung sau đây:
- Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;
- Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;
- Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;
- Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;
- Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
- Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;
- Kỹ năng tổ chức thi hành án;
- Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;
- Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ có những quyền gì theo quy định hiện nay?
Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về quyền và nghĩa vụ của người tập sự cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
1. Người tập sự có các quyền sau đây:
a) Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;
b) Được Thừa phát lại hướng dẫn tập sự hướng dẫn các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
c) Đề nghị thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại các Điều 10 và 11 của Thông tư này;
d) Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số quy định liên quan đến việc tập sự hành nghề Thừa phát lại mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?