Người sử dụng lao động phải bố trí giàn giáo và thang trên công trình xây dựng khi nào? Giàn giáo được thiết kế như thế nào để đảm bảo an toàn tại công trình?

Xin hỏi, người sử dụng lao động phải bố trí giàn giáo và thang trên công trình xây dựng khi nào? Giàn giáo và các bộ phận của giàn giáo phải được thiết kế như thế nào để đảm bảo an toàn tại công trình xây dựng? Câu hỏi của anh Thành Minh tại Tp. Hồ Chí Minh.

Người sử dụng lao động phải bố trí giàn giáo và thang trên công trình xây dựng khi nào?

Theo tiết 1.4.10 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD giải thích:

Giàn giáo (hoặc hệ giàn giáo)
Kết cấu tạm được để, đặt cố định hoặc di chuyển được trên mặt đất, mặt sàn hoặc kết cấu khác đỡ chúng; hoặc được treo, neo giữ vào kết cấu hoặc bộ phận của công trình chính. Giàn giáo được sử dụng để: Nâng, đỡ người và vật liệu; làm đường tiếp cận nơi làm việc, kết cấu hoặc một vị trí, khu vực trên công trình.
CHÚ THÍCH: Giàn giáo, hệ giàn giáo không bao gồm các kết cấu chống đỡ tạm quy định tại 1.4.12.

Căn cứ theo tiết 2.2.1.1 đến tiết 2.2.1.4 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2 Giàn giáo và thang
2.2.1 Quy định chung
2.2.1.1 Tại những vị trí, khu vực trên công trình, công trường có nguy cơ người lao động bị trượt, ngã khi thực hiện công việc (như khi phải làm việc trên cao, trên mặt sàn hoặc dưới hố sâu, mặt ngoài công trình, đi lại giữa các tầng, lên xuống dốc) thì người sử dụng lao động phải bố trí giàn giáo và (hoặc) thang, bản dốc, các phương tiện khác; đồng thời phải có các quy định về quản lý, sử dụng và kiểm tra, bảo trì thường xuyên để ĐBAT cho người lao động.
2.2.1.2 Giàn giáo phải đảm bảo để người lao động tiếp cận an toàn bằng việc sử dụng các phương tiện như thang (thang bậc, thang leo) hoặc bản dốc. Thang, bản dốc phải chắc chắn và không bị xê dịch.
2.2.1.3 Thang, các bộ phận của giàn giáo và giàn giáo phải được thiết kế, chế tạo, lắp dựng, sử dụng, kiểm tra, bảo trì theo các tiêu chuẩn áp dụng và chỉ dẫn của nhà sản xuất.
2.2.1.4 Đối với với giàn giáo cao từ 28 m trở lên, nhà thầu có thể tự thực hiện thiết kế nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân thiết kế kết cấu phù hợp.
CHÚ THÍCH: Chiều cao giàn giáo được tính từ nền đỡ chân giàn giáo đến đỉnh của giàn giáo (nền đỡ có thể là mặt đất hoặc kết cấu đỡ).
...

Theo đó, tại những vị trí, khu vực trên công trình xây dựng, công trường có nguy cơ người lao động bị trượt, ngã khi thực hiện công việc (như khi phải làm việc trên cao, trên mặt sàn hoặc dưới hố sâu, mặt ngoài công trình, đi lại giữa các tầng, lên xuống dốc) thì người sử dụng lao động phải bố trí giàn giáo và (hoặc) thang, bản dốc, các phương tiện khác.

Đồng thời phải có các quy định về quản lý, sử dụng và kiểm tra, bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Giàn giáo phải đảm bảo để người lao động tiếp cận an toàn bằng việc sử dụng các phương tiện như thang (thang bậc, thang leo) hoặc bản dốc. Thang, bản dốc phải chắc chắn và không bị xê dịch.

Thang, các bộ phận của giàn giáo và giàn giáo phải được thiết kế, chế tạo, lắp dựng, sử dụng, kiểm tra, bảo trì theo các tiêu chuẩn áp dụng và chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Đối với với giàn giáo cao từ 28 m trở lên, nhà thầu có thể tự thực hiện thiết kế nếu có kinh nghiệm thực hiện các công việc tương tự hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân thiết kế kết cấu phù hợp.

Giàn giáo và các bộ phận của giàn giáo phải được thiết kế như thế nào để đảm bảo an toàn tại công trình xây dựng?

Căn cứ theo tiết 2.2.1.5 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2 Giàn giáo và thang
2.2.1 Quy định chung
...
2.2.1.5 Giàn giáo và các bộ phận của giàn giáo phải:
a) Được thiết kế để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm đối với người lao động trong quá trình lắp đặt và tháo dỡ; các bộ phận như lan can an toàn, sàn công tác, thanh neo, thanh chống, thanh ngang, thang, bản dốc và các phương tiện hoặc thiết bị bảo vệ khác có thể dễ dàng lắp đặt, tổ hợp với nhau; các yêu cầu và điều kiện để ngăn ngừa giàn giáo bị sụp đổ hoặc bị xê dịch, dịch chuyển đột ngột phải được quy định rõ;
b) Được chế tạo từ vật liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với mục đích sử dụng; có đầy đủ các kích cỡ cần thiết và đảm bảo KNCL theo yêu cầu sử dụng;
c) Được bảo trì theo quy định.
...

Theo quy định trên, giàn giáo và các bộ phận của giàn giáo tại công trình xây dựng phải được thiết kế để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm đối với người lao động trong quá trình lắp đặt và tháo dỡ.

Đồng thời, các bộ phận như lan can an toàn, sàn công tác, thanh neo, thanh chống, thanh ngang, thang, bản dốc và các phương tiện hoặc thiết bị bảo vệ khác có thể dễ dàng lắp đặt, tổ hợp với nhau; Các yêu cầu và điều kiện để ngăn ngừa giàn giáo bị sụp đổ hoặc bị xê dịch, dịch chuyển đột ngột phải được quy định rõ;

Giàn giáo và các bộ phận của giàn giáo tại công trình xây dựng được chế tạo từ vật liệu, sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với mục đích sử dụng; có đầy đủ các kích cỡ cần thiết và đảm bảo khả năng chịu lực theo yêu cầu sử dụng; Và được bảo trì theo quy định.

công trình

Giàn giáo và thang tại công trình xây dựng (Hình từ Internet)

Giàn giáo và thang tại công trình xây dựng làm bằng vật liệu phi kim loại và phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiết 2.2.1.6 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2 Giàn giáo và thang
2.2.1 Quy định chung
...
2.2.1.6 Đối với giàn giáo, thang và các bộ phận của chúng làm bằng các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm phi kim loại (như gỗ, tre) và phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế (trong đó tối thiểu phải bao gồm sơ đồ lắp dựng, cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính), có biện pháp và trình tự lắp dựng; sau khi lắp dựng giàn giáo loại này vào vị trí thì phải kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của giàn giáo và các chi tiết liên kết; phải thử nghiệm khả năng chịu tải theo yêu cầu sử dụng với hệ số vượt tải của tải trọng thử nghiệm không nhỏ hơn 4 (bốn). Việc thử nghiệm phải được người có thẩm quyền giám sát và xác nhận.
CHÚ THÍCH 1: Người có thẩm quyền là người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).
CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu khác đối với giàn giáo, thang và các bộ phận khác làm bằng các vật liệu phi kim loại, phi tiêu chuẩn xem 2.2.2, 2.2.3, 2.2.4, 2.2.5, 2.2.7 và 2.2.8.

Theo đó, đối với giàn giáo, thang và các bộ phận của chúng làm bằng các vật liệu, cấu kiện, sản phẩm phi kim loại (như gỗ, tre) và phi tiêu chuẩn, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế (trong đó tối thiểu phải bao gồm sơ đồ lắp dựng, cấu tạo các bộ phận, chi tiết chính), có biện pháp và trình tự lắp dựng;

Sau khi lắp dựng giàn giáo loại này vào vị trí thì phải kiểm tra độ chắc chắn, ổn định của giàn giáo và các chi tiết liên kết; phải thử nghiệm khả năng chịu tải theo yêu cầu sử dụng với hệ số vượt tải của tải trọng thử nghiệm không nhỏ hơn 4. Việc thử nghiệm phải được người có thẩm quyền giám sát và xác nhận.

Công trình xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Công trình xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh được quy định ra sao?
Pháp luật
Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối? Khi xử lý thuốc phòng chống mối cho CTXD phải lưu ý những gì?
Pháp luật
Tải Mẫu Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng? Nghiệm thu hạng mục công trình vào thời điểm nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình là gì? Ai có trách nhiệm xác định thời hạn sử dụng của công trình?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định là dự án nhóm A theo tiêu chí nào? Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A ra sao?
Pháp luật
Thế nào là công trình xây dựng theo tuyến? Công trình xây dựng theo tuyến có được miễn giấy phép xây dựng không?
Pháp luật
Chủ sở hữu công trình xây dựng có được thuê một nhà thầu khác để điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đã được lập trước đó không?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo sự cố với các cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Công trình xây dựng không theo tuyến là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định loại dự án nhóm A, B hay nhóm C như thế nào theo pháp luật xây dựng hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng
795 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào