Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài được không?
- Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài được không?
- Một số lưu ý khi sử dụng, ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Có trường hợp nào người lao động nước ngoài tại Việt Nam không cần giấy phép lao động hay không?
Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài được không?
Người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động nước ngoài được không? (Hình từ Internet)
Tại khoản 3 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng áp dụng của Luật này.
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Vậy nếu họ làm việc cho người sử dụng lao động tại Việt Nam thì vẫn phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động này, về cơ bản vẫn như người lao động Việt Nam về quyền lợi và nghĩa vụ chứ không có sự phân biệt giữa lao động nước ngoài và lao động Việt Nam.
Tuy nhiên tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
...
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
...
Như vậy đối với hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài sẽ phụ thuộc và thời hạn của Giấy phép lao động, do vậy không thể giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với đối tượng này.
Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây
Tải Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây
Một số lưu ý khi sử dụng, ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Khi sử dụng, ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài tại Việt Nam thì cần lưu ý một số vấn đề như sau:
1. Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Điều kiện để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, được quy định tại Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 153 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy khi người sử dụng lao động Việt Nam muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài thì phải lưu ý 3 vấn đề nêu trên để tránh vi phạm pháp luật.
Có trường hợp nào người lao động nước ngoài tại Việt Nam không cần giấy phép lao động hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định nếu người lao động nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?