Người sử dụng lao động có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho tài xế xe tải để quản lý bệnh nền tránh tình trạng đột quỵ khi lái xe không?
- Người sử dụng lao động có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho tài xế xe tải để quản lý bệnh nền tránh tình trạng đột quỵ khi lái xe không?
- Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên gồm những giấy tờ nào?
- Sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động hiện nay được quy định như thế nào?
Người sử dụng lao động có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho tài xế xe tải để quản lý bệnh nền tránh tình trạng đột quỵ khi lái xe không?
Việc khám sức khỏe định kỳ của người lao động được quy định tại Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
...
Theo quy định thì hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Như vậy, không bắt buộc người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng tháng cho người lao động mà chỉ cần đảm bảo số lần khám sức khỏe tối thiếu theo quy định nêu trên.
Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo tình trạng sức khỏe của người lao động (tài xế xe tải) cũng như tài sản trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động có thể tổ chức khám sức khỏe định kỳ theo tháng để quản lý sức khỏe của từng lao động để giảm thiểu tình trạng đột quỵ hoặc những bệnh nền khác khi người lao động làm việc.
Người sử dụng lao động có cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho tài xế xe tải để quản lý bệnh nền tránh tình trạng đột quỵ khi lái xe không? (Hình ảnh từ Internet)
Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên gồm những giấy tờ nào?
Các giấy tờ trong hồ sơ khám sức khỏe định kỳ được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT) quy định như sau:
Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này:
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.
Theo đó, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên gồm
(1) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BYT) TẢI VỀ ;
(2) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khowre định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.
Sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động hiện nay được quy định như thế nào?
Như đã nêu trên thì sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động hiện nay được quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BYT) TẢI VỀ, cụ thể là mẫu sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?