Người sử dụng dịch vụ bưu chính không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ thì được yêu cầu ai giải quyết?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ thì được yêu cầu ai giải quyết?
- Đơn đề nghị cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính thì bên khiếu nại phải có những nội dung gì?
- Việc giải quyết tranh chấp trong sử dụng dịch vụ bưu chính của cơ quan nhà nước được thực hiện thế nào?
Người sử dụng dịch vụ bưu chính không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ thì được yêu cầu ai giải quyết?
Người sử dụng dịch vụ bưu chính không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ thì được yêu cầu ai giải quyết? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 13 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ bưu chính với bên cung cấp dịch vụ bưu chính như sau:
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ
Trường hợp khiếu nại đã được bên cung cấp dịch vụ giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 11 Thông tư này mà bên cung cấp dịch vụ không giải quyết, thì người sử người sử dụng dịch vụ sẽ được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tiến hành hướng dẫn giải quyết tranh chấp khi:
1. Vụ việc khiếu nại chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
2. Vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Trong trường hợp chưa đồng ý với ý kiến của người giải quyết khiếu nại thì người sử người sử dụng dịch vụ sẽ được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thực hiện giải quyết các khiếu nại trên.
Đơn đề nghị cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính thì bên khiếu nại phải có những nội dung gì?
Tại Điều 14 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định về đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp như sau:
Đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp
1. Đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải được người khiếu nại gửi bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải nêu rõ ràng, đầy đủ các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm gửi đơn;
b) Họ tên, địa chỉ và số điện thoại (nếu có) của người đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
c) Tên, địa chỉ bên cung cấp dịch vụ;
d) Nêu rõ vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết của bên cung cấp dịch vụ và yêu cầu cần được giải quyết.
Đơn đề nghị cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp phải có những nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm gửi đơn;
- Họ tên, địa chỉ và số điện thoại (nếu có) của người đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
- Tên, địa chỉ bên cung cấp dịch vụ;
- Nêu rõ vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết của bên cung cấp dịch vụ và yêu cầu cần được giải quyết.
Thời hiệu để gửi đơn giải quyết tranh chấp cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 15 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT, cụ thể
Thời hiệu gửi đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp
Thời hiệu gửi đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được kết quả giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 11 Thông tư này, mà bên cung cấp dịch vụ không giải quyết đơn khiếu nại theo quy định.
Thời hiệu gửi đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp là 15 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được kết quả giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
Việc giải quyết tranh chấp trong sử dụng dịch vụ bưu chính của cơ quan nhà nước được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định về tổ chức hướng dẫn giải quyết tranh chấp trong dịch vụ bưu chính như sau:
Tổ chức hướng dẫn giải quyết tranh chấp
1. Việc hướng dẫn giải quyết tranh chấp được tiến hành giải quyết tại trụ sở cơ quan hướng dẫn giải quyết tranh chấp với sự có mặt của người sử dụng dịch vụ hoặc người đại diện hợp pháp của của người sử dụng dịch vụ; người đại diện hợp pháp của bên cung cấp dịch vụ bị khiếu nại. Quá trình hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện cơ quan hướng dẫn giải quyết tranh chấp và các bên tranh chấp.
2. Trường hợp người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ không đạt được thỏa thuận, thì hai bên có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?