Người ra quyết định thanh tra có được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho người khác không?
- Người ra quyết định thanh tra có được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho người khác không?
- Không được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho người nào?
- Mẫu Quyết định giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan được quy định thế nào?
Người ra quyết định thanh tra có được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho người khác không?
Theo Điều 34 Quy định tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan ban hành kèm theo Quyết định 4129/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện theo quy định tại Thông tư 06/2021/TT-TTCP (thay thế Thông tư 05/2015/TT-TTCP)
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 29 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra như sau:
Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trong trường hợp giao cho công chức thuộc thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoặc Tổ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (gọi chung là người thực hiện giám sát) thì Người ra quyết định thanh tra ban hành Quyết định giám sát theo Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra có trách nhiệm giám sát công chức của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
...
Căn cứ quy định trên Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan.
Mặt khác, Người ra quyết định thanh tra có thể giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra cho công chức thuộc thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoặc Tổ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (gọi chung là người thực hiện giám sát).
Khi giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra cho các đối tượng trên thì Người ra quyết định thanh tra ban hành Quyết định giám sát theo Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-TTCP.
Như vậy, Người ra quyết định thanh tra được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho đối tượng nêu trên.
Không được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho người nào?
Theo khoản 3 Điều 29 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định như sau:
Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
...
3. Không giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra cho người thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này;
b) Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Căn cứ trên quy định không được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan cho người thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2021/TT-TTCP, cụ thể:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Thông tư này mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích;
đ) Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
...
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan (Hình từ Internet)
Mẫu Quyết định giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan được quy định thế nào?
Quyết định giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan được thực hiện theo Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-TTCP (thay thế Thông tư 05/2014/TT-TTCP), cụ thể như sau:
Tải Quyết định giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra chuyên ngành hải quan mới nhất hiện nay: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?