Người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
- Các hành vi vi phạm nào của người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì không áp dụng thời hiệu xử lý?
- Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước và mức độ của hành vi vi phạm được quy định như thế nào?
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
3. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
...
Như vậy người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị xử lý như sau:
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
- Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Các hành vi vi phạm nào của người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì không áp dụng thời hiệu xử lý?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
2. Đối với một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
...
Như vậy đối với các hành vi vi phạm sau đây của người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì không áp dụng thời hiệu xử lý:
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước và mức độ của hành vi vi phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
...
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
Như vậy hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Và mức độ của hành vi vi phạm được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?