Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu có được từ chức vì lý do không đủ sức khỏe hay không?
- Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu có được từ chức vì lý do không đủ sức khỏe hay không?
- Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được từ chức trong trường hợp nào?
- Thủ tục xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu có được từ chức vì lý do không đủ sức khỏe hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc từ chức như sau:
Từ chức
1. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện được từ chức một trong các trường hợp sau đây:
a) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện tự nguyện, chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí quản lý doanh nghiệp;
b) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao;
c) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
d) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.
đ) Người quản lý doanh nghiệp; Người đại diện có nguyện vọng xin từ chức phải làm đơn xin từ chức, nêu rõ lý do từ chức.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu được quyền từ chức nếu nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu có được từ chức vì lý do không đủ sức khỏe hay không? (Hình từ Internet)
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được từ chức trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc từ chức như sau:
Từ chức
...
2. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện không được từ chức một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;
b) Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;
(2) Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền.
Thủ tục xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc từ chức như sau:
Từ chức
...
3. Thủ tục xem xét cho từ chức
a) Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện xin từ chức phải viết đơn gửi Lãnh đạo Bộ; nội dung đơn nêu rõ lý do xin từ chức;
b) Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Lãnh đạo Bộ.
c) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất.
d) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
đ) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
e) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định cho từ chức, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn trình Chủ sở hữu quyết định nhân sự thay thế.
g) Người quản lý doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức thì vẫn phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, thủ tục xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện như sau:
(1) Người đại diện xin từ chức viết đơn gửi Lãnh đạo Bộ kèm theo lý do xin từ chức;
(2) Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Lãnh đạo Bộ.
(3) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất.
(4) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
(5) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
(6) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định cho từ chức, Hội đồng thành viên, Tổ đại diện phần vốn trình Chủ sở hữu quyết định nhân sự thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?