Người phụ trách tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng kiểm kê sách, báo, tài liệu pháp luật định kỳ như thế nào?
- Người phụ trách tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần có những tiêu chuẩn nào? Quyền lợi của người phụ trách tủ sách pháp luật?
- Người phụ trách tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng kiểm kê sách, báo, tài liệu pháp luật định kỳ như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho người phụ trách tủ sách pháp luật của các cơ quan trong toàn quân?
Người phụ trách tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng cần có những tiêu chuẩn nào? Quyền lợi của người phụ trách tủ sách pháp luật?
Tủ sách pháp luật là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; nơi lưu giữ các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng và của cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu, tìm hiểu của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng tại cơ quan, đơn vị theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về người phụ trách tủ sách pháp luật như sau:
Người phụ trách tủ sách pháp luật
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phân công người kiêm nhiệm phụ trách tủ sách pháp luật bảo đảm số lượng hợp lý, đáp ứng nhu cầu quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
2. Người phụ trách tủ sách pháp luật phải có kiến thức cơ bản về pháp luật, công tác thông tin thư viện; có tinh thần trách nhiệm với công việc.
3. Quyền lợi của người phụ trách tủ sách pháp luật:
a) Được hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật và kiến thức pháp luật;
b) Được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;
c) Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phân công người kiêm nhiệm phụ trách tủ sách pháp luật bảo đảm số lượng hợp lý, đáp ứng nhu cầu quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
Tiêu chuẩn người phụ trách tủ sách pháp luật là phải có kiến thức cơ bản về pháp luật, công tác thông tin thư viện; có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Quyền lợi của người phụ trách tủ sách pháp luật như sau:
- Được hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật và kiến thức pháp luật;
- Được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật;
- Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Người phụ trách tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Người phụ trách tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng kiểm kê sách, báo, tài liệu pháp luật định kỳ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 22 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về người phụ trách tủ sách pháp luật như sau:
Người phụ trách tủ sách pháp luật
...
4. Nghĩa vụ của người phụ trách tủ sách pháp luật:
a) Tham gia lập dự toán kinh phí xây dựng, kinh phí bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật hàng năm của tủ sách pháp luật;
b) Bảo quản sách, báo, tài liệu pháp luật theo quy định; cho mượn và hướng dẫn việc sử dụng sách, báo, tài liệu pháp luật; theo dõi việc mượn, trả, luân chuyển sách, báo, tài liệu pháp luật;
c) Giới thiệu sách, báo, tài liệu pháp luật cho người đọc;
d) Định kỳ sáu tháng, một năm kiểm kê sách, báo, tài liệu pháp luật, lập báo cáo tình hình xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trình thủ trưởng cơ quan chính trị báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình; lập danh Mục bổ sung tài liệu vào tủ sách pháp luật trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện;
đ) Đề xuất xử lý đối với sách, báo, tạp chí, tài liệu pháp luật cũ nát, hư hỏng hoặc hết hiệu lực thi hành.
Theo đó, người phụ trách tủ sách pháp luật có nghĩa vụ định kỳ sáu tháng, một năm kiểm kê sách, báo, tài liệu pháp luật, lập báo cáo tình hình xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trình thủ trưởng cơ quan chính trị báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị mình.
Đồng thời, lập danh Mục bổ sung tài liệu vào tủ sách pháp luật trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.
Cơ quan nào có trách nhiệm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho người phụ trách tủ sách pháp luật của các cơ quan trong toàn quân?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
1. Cục Tuyên huấn có các trách nhiệm:
a) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong toàn quân;
b) Kiến nghị, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tủ sách pháp luật với Bộ Quốc phòng;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho người phụ trách tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.
...
Theo quy định trên, Cục Tuyên huấn có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho người phụ trách tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và các trách nhiệm cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?