Người phiên dịch, dịch thuật khi tham gia tố tụng có cần phải có văn bằng, chứng chỉ gì về vấn đề mình sẽ phiên dịch hay dịch thuật không?

Yêu cầu đối với người phiên dịch, người dịch thuật trong tố tụng? Tôi có thắc mắc liên quan tới người phiên dịch, dịch thuật. Thường trong một phiên tòa sẽ có những phần đối đáp với nhau. Những người tham gia phiên tòa trực tiếp đối đáp với những gì mà người có thẩm quyền trong phiên tòa đặt ra. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp người tham gia phiên tòa không thể nói hoặc không thể hiểu, viết Tiếng Việt. Lúc này sẽ cần tới người phiên dịch, dịch thuật. Vậy người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có yêu cầu phải có văn bằng, chứng chỉ gì về vấn đề mình sẽ phiên dịch hay dịch thuật không?

Người phiên dịch, dịch thuật

Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về người phiên dịch, dịch thuật như sau:

"Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt."

Quyền của người phiên dịch, dịch thuật

Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người phiên dịch, dịch thuật như sau:

"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật
...
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật."

Người phiên dịch, dịch thuật

Người phiên dịch, dịch thuật

Nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật

Căn cứ theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật như sau:

"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật
...
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó."

Khi nào thì sẽ cần tới người phiên dịch

Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về sử dụng tiếng nói và chữ viết như sau:

"Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch."

Vì điều luật này có quy định rõ rằng người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Vậy nên có những trường hợp người tham gia tố tụng không biết nói, không thể sử dụng hoặc không thể nói, không thể sủ dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì lúc này sẽ cần tới người phiên dịch, dịch thuật.

Tại Điều 263 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp cần người phiên dịch như sau:

"Điều 263. Phiên dịch tại phiên tòa
1. Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.
2. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe."

Khoản 5, khoản 6 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật
...
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù."

Người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có yêu cầu phải có văn bằng, chứng chỉ không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay chưa có quy định về việc người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có cần văn bằng, chứng chỉ không. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì hiện nay, người phiên dịch, dịch thuật chỉ cần có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu. Dù không quy định về việc người phiên dịch, dịch thuật cần phải có văn bằng, chứng chỉ hay không song, Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam vẫn có những quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan tới người phiên dịch, dịch thuật. Đây được xem là sự linh hoạt, mềm dẻo trong pháp luật Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp và gửi tới bạn về người phiên dịch. Trân trọng!

Người phiên dịch
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quan hệ với người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân thì có thể bị đi tù bao nhiêu năm? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm là bao lâu?
Pháp luật
Đăng bài bóc phốt người khác lên mạng xã hội mà làm nạn nhân tự sát thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Phạm tội do say rượu bia thì có được miễn trách nhiệm hình sự? Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?
Pháp luật
Cướp tiệm vàng vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì người 16 tuổi 6 tháng có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Mức phạt tù có thời hạn khi tổng hợp hình phạt đối với một người phạm nhiều tội bị xét xử cùng một lần tối đa là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Chồng đánh vợ sẩy thai thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Đã có Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy?
Pháp luật
Quan hệ cùng huyết thống thì có phạm tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự không?
Pháp luật
Nhân viên nhà máy xi măng vi phạm quy định về an toàn lao động làm 7 người chết bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội mà mình gây ra không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người phiên dịch
7,926 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người phiên dịch Trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào