Người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai? Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào?
Người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra Chính phủ là người có thẩm quyền phát ngôn của Thanh tra Chính phủ, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc cử người cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi tắt là Người phát ngôn) theo quy định của pháp luật.
2. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp là Người phát ngôn chính thức, cung cấp thông tin thường xuyên của Thanh tra Chính phủ.
Trong trường hợp cần thiết, Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyền cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thay mặt Tổng Thanh tra Chính phủ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ được nhân danh cơ quan Thanh tra Chính phủ trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Những thông tin do Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Thanh tra Chính phủ cung cấp được coi là thông tin chính thức của Thanh tra Chính phủ.
5. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Thanh tra Chính phủ không được giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không được nhân danh Thanh tra Chính phủ để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Thanh tra Chính phủ được báo chí đề nghị trả lời phỏng vấn thì người được đề nghị phỏng vấn phải báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (bằng văn bản) ghi rõ nội dung phỏng vấn và chỉ được trả lời phỏng vấn sau khi được Tổng Thanh tra Chính phủ đồng ý.
Như vậy, theo quy định trên thì người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là:
- Tổng Thanh tra Chính phủ là người có thẩm quyền phát ngôn của Thanh tra Chính phủ, cung cấp thông tin cho báo chí hoặc cử người cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật.
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp là Người phát ngôn chính thức, cung cấp thông tin thường xuyên của Thanh tra Chính phủ.
- Nếu trong trường hợp cần thiết, Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyền cho Phó Tổng Thanh tra Chính phủ thay mặt Tổng Thanh tra Chính phủ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Người phát ngôn thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ là ai? (Hình từ Internet)
Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người phát ngôn như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Người phát ngôn
Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền, trách nhiệm sau:
1. Yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin, tập hợp thông tin và tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất theo Quy định tại các Điều 3 và 4 Quy chế này.
2. Khi nhận được những ý kiến, kiến nghị đã đăng, phát trên báo chí, phát thanh, truyền hình liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Người phát ngôn có quyền yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để trả lời cho báo chí theo quy định của Luật Báo chí.
3. Yêu cầu các cơ quan báo chí cải chính đối với những tin, bài đã đăng, tải có nội dung sai sự thật liên quan, không chuẩn xác liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung phát ngôn, thông tin cung cấp cho báo chí.
Như vậy, theo quy định trên thì người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền và trách nhiệm như sau:
- Yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin, tập hợp thông tin và tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất theo Quy định tại các Điều 3 và 4 Quy chế này.
- Khi nhận được những ý kiến, kiến nghị đã đăng, phát trên báo chí, phát thanh, truyền hình liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Người phát ngôn có quyền yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp thông tin để trả lời cho báo chí theo quy định của Luật Báo chí.
- Yêu cầu các cơ quan báo chí cải chính đối với những tin, bài đã đăng, tải có nội dung sai sự thật liên quan, không chuẩn xác liên quan đến hoạt động của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung phát ngôn, thông tin cung cấp cho báo chí.
Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có quyền từ chối không phát ngôn những thông tin nào cho báo chí?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1358/QĐ-TTCP năm 2013, có quy định về các trường hợp người phát ngôn được quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
Các trường hợp Người phát ngôn được quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Những vấn đề thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật của ngành Thanh tra và những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia, về những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn.
2. Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra giải quyết; các kết luận thanh tra và báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ, quy định của luật không cho phép hoặc khi chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Chính phủ.
3. Những thông tin, tài liệu không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có quyền từ chối không phát ngôn những thông tin cho báo chí như sau:
- Những vấn đề thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật của ngành Thanh tra và những vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia, về những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn.
- Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra giải quyết; các kết luận thanh tra và báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ, quy định của luật không cho phép hoặc khi chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của Thủ tướng Chính phủ.
- Những thông tin, tài liệu không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?