Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức phạt cao nhất là gì?
- Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức phạt cao nhất là gì?
- Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ trong những trường hợp nào thì không áp dụng hình phạt tử hình?
- Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ lần đầu thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức phạt cao nhất là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người tổ chức các hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức phạt cao nhất là tử hình.
Và trong khung hình phạt của tội xâm phạm an ninh lãnh thổ thì:
- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Hình từ Internet)
Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Theo đó, tội xâm phạm an ninh lãnh thổ thì không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ trong những trường hợp nào thì không áp dụng hình phạt tử hình?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân
Theo đó, người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ không áp dụng hình phạt tử hình trong những trường hợp sau là người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ lần đầu thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...
Và Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
...
Theo đó, trường hợp phạm tội lần đầu được xem là tình tiết giảm nhẹ chỉ áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng.
Còn tội xâm phạm an ninh lãnh thổ có mức phạt cao nhất trong khung hình phạt là tử hình nên được xếp là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Chính vì vậy, người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ lần đầu thì không được xem là tình tiết giảm nhẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?