Người phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức có xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Cho tôi hỏi, người chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? Người phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức có xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của anh Quang Tiến tại Bình Phước.

Người chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định về một số tình tiết là dấu hiệu định tội như sau:

Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
...
7. “Chế tạo trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cũng được coi là chế tạo trái phép vật liệu nổ đối với những cơ sở, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại chế tạo vật liệu nổ khác nằm ngoài danh mục hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
...

Tại khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 giải thích:

Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người nào chế tạo trái phép vật liệu nổ thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên, trường hợp phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

vật liệu nổ

Chế tạo trái phép vật liệu nổ (Hình từ Internet)

Người phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức có xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Theo đó, phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 2 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định nêu trên thì người phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Như vậy, vì việc phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức là dấu hiệu định khung hình phạt nên tình tiết có tổ chức không được coi là tình tiết tăng nặng.

Người phạm tội chế tạo trái phép vật liệu nổ có tổ chức đương nhiên được xóa án tích khi nào?

Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...

Theo quy định trên, đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định cụ thể trên.

Tội chế tạo trái phép vật liệu nổ không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nên người thực hiện chế tạo trái phép vật liệu nổ đương nhiên được xóa án tích khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định cụ thể trên.

Vật liệu nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản bị xử lý như thế nào? Quy định về mức phạt tiền với hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản
Pháp luật
Quá cảnh vật liệu nổ mà không có giấy phép bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền theo quy định?
Pháp luật
Nội dung xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi tại Nghị quyết 165/NQ-CP thế nào?
Pháp luật
Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với người lao động làm công việc thí nghiệm vật liệu nổ hay không?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Người được giao vật liệu nổ phạm tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vật liệu nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi mua bán trái phép 50.000 kíp mìn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
Pháp luật
Điều kiện để người lao động làm công việc thí nghiệm vật liệu nổ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau là gì?
Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu nổ
7,384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào