Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ở lại Việt Nam quá thời hạn được cấp thị thực thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Thời hạn tạm trú của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam khi được cấp thị thực được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 như sau:
"Điều 31. Chứng nhận tạm trú
1. Người nước ngoài nhập cảnh không có thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì được cấp chứng nhận tạm trú tại, cửa khẩu với thời hạn như sau:
a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực có ký hiệu DL thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
....
2. Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.
3. Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam."
Theo đó, người nước ngoài nhập cảnh không có thẻ thường trú, thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng thì được cấp chứng nhận tạm trú tại, cửa khẩu với thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực. Trường hợp thị thực có ký hiệu DL - Cấp cho người vào du lịch thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định.
Người nước ngoài nhập cảnh (Hình từ Internet)
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được cấp thị thực có thể gia hạn tạm trú không?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về gia hạn tạm trú:
"1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú."
Theo đó, trong trường hợp hết hạn tạm trú nếu muốn ở lại hợp pháp tại Việt Nam, người này phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ở lại quá thời hạn tạm trú bị xử phạt như thế nào?
Theo các quy định tại Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại dưới đây:
"2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 90 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này."
Thời hạn tạm trú được xác định bằng thời hạn thị thực. Trong trường hợp hết hạn tạm trú thì nếu muốn ở lại hợp pháp tại Việt Nam, người này phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Thời hạn thị thực hết sẽ kéo theo thẻ tạm trú quá hạn, do đó, hành vi sử dụng thẻ tạm trú quá hạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Tùy theo trường hợp quá thời hạn bao nhiêu ngày sẽ có mức phạt tiền cụ thể theo quy định nêu trên. Đồng thời trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?