Người nước ngoài làm việc trong khu vực biên giới biển phải có giấy của Bộ Công an sẽ về làm việc ngày nào có đúng không?
- Đồn biên phòng yêu cầu người nước ngoài làm việc trong khu vực biên giới biển phải có giấy của Bộ Công an sẽ về làm việc ngày nào có đúng không?
- Khai báo lưu trú của người nước ngoài ở khu vực biên giới biển thực hiện như thế nào?
- Một số quy định khác về việc người nước ngoài dến hoạt động tại khu vực biên giới biển?
Đồn biên phòng yêu cầu người nước ngoài làm việc trong khu vực biên giới biển phải có giấy của Bộ Công an sẽ về làm việc ngày nào có đúng không?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam:
"Điều 7. Người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển
1. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến khu vực biên giới biển hoặc đến các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hợp lệ và có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực), giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và giấy phép vào khu vực biên giới biển của Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an cấp tỉnh nơi đến cấp; trường hợp ở qua đêm phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú để đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
2. Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển phải có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ; trường hợp người nước ngoài đi trong đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới biển, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan, tổ chức mời hoặc làm việc với đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 12 giờ.
3. Người nước ngoài làm việc, học tập, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế nằm trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển và các thành viên gia đình họ được cư trú, tạm trú có thời hạn trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về lao động, nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển, doanh nghiệp sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày bắt đầu làm việc phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, đồn Biên phòng sở tại về họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu, ngày kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc, tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc".
Như vậy, vì công ty anh mời người Hàn về thuyết trình sản phẩm của mình nên việc làm đầu tiên phải có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ.
Theo đó, Đồn biên phòng yêu cầu người nước ngoài làm việc trong khu vực biên giới biển phải có giấy của Bộ Công an sẽ về làm việc ngày nào đúng với quy định pháp luật.
Người nước ngoài làm việc trong khu vực biên giới biển phải có giấy của Bộ Công an sẽ về làm việc ngày nào có đúng không? (Hình từ Internet)
Khai báo lưu trú của người nước ngoài ở khu vực biên giới biển thực hiện như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 162/2016/TT-BQP quy định về việc khai báo lưu trú của người nước ngoài ở khu vực biên giới biển như sau:
"Điều 6. Người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển
1. Trường hợp người nước ngoài lưu trú qua đêm ở khu vực biên giới biển thực hiện việc khai báo theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, tại Điều 33 và Điều 34 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy đinh về thì:
(1) Khai báo tạm trú
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
- Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
- Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(2) Tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Người nước ngoài được tạm trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển và thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
- Người nước ngoài không được tạm trú tại khu vực cấm, khu vực tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới đất liền; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển. Trường hợp tạm trú tại cơ sở lưu trú trong khu vực biên giới hoặc thị trấn, thị xã, thành phố, khu du lịch, dịch vụ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế khác có liên quan đến khu vực biên giới thì khai báo tạm trú theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Cơ quan tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho đồn biên phòng nơi có cơ sở lưu trú.
Tải về mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây
Một số quy định khác về việc người nước ngoài dến hoạt động tại khu vực biên giới biển?
Theo Điều 6 Thông tư 162/2016/TT-BQP quy định về người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển như sau:
"Điều 6. Người nước ngoài đến, hoạt động hoặc làm việc, học tập trong khu vực biên giới biển
...
2. Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh) nơi đến biết; thực hiện theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông.
3. Người nước ngoài hoạt động theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 71/2015/NĐ-CP phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, Đồn Biên phòng sở tại; thực hiện theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, viễn thông".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?