Người nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo của Việt Nam hay không?
- Người nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam hay không?
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo bằng cách nào?
- Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Người nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam hay không?
Pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam một cách hợp pháp thì đương nhiên có quyền tham gia sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình, mọi người còn cần phải đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
"Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật."
Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo bằng cách nào?
Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam sinh hoạt tôn giáo tập trung
Vấn đề sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo quy định tại Điều 47 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam 2016 được quy định cụ thể như sau:
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm dự kiến sinh hoạt tôn giáo tập trung.
- Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ họ và tên, quốc tịch, tôn giáo của người đại diện; lý do, thời gian, nội dung sinh hoạt, số lượng người tham gia, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm dự kiến sinh hoạt;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện;
+ Văn bản đồng ý của người đại diện cơ sở tôn giáo hoặc giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Theo đó, để tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cần lập hồ sơ đề nghị gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở tôn giáo mà người nước ngoài dự kiến sự hoạt tôn giáo tập trung tại đó. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 48 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cụ thể như sau:
(1) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
(2) Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức mời; tên tổ chức, cá nhân được mời; mục đích, nội dung các hoạt động; danh sách khách mời; dự kiến chương trình, thời gian và địa điểm tổ chức;
b) Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.
(3) Thẩm quyền chấp thuận hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở một tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
(4) Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
(5) Nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
(6) Trong quá trình giảng đạo, chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài phải tôn trọng quy định của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trường hợp có nhu cầu tham gia sinh hoạt tôn giáo tập trung, người nước ngoài cần gửi hồ sơ đề nghị theo quy định. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định rõ về hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, để có thể áp dụng và thực thi một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?