Người nước ngoài được miễn thị thực khi làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu chuyển đến các địa điểm khác của Việt Nam thì xử lý như thế nào?
- Người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu để làm việc thì có được miễn thị thực cho họ hay không?
- Người nước ngoài được miễn thị thực khi làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu chuyển đến các địa điểm khác của Việt Nam thì xử lý như thế nào?
- Người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu chuyển đến các địa điểm khác của Việt Nam thực hiện thủ tục cấp thị thực thế nào?
Người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu để làm việc thì có được miễn thị thực cho họ hay không?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019) có quy định:
Các trường hợp được miễn thị thực
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3a.Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, người nước ngoài vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ thuộc trường hợp được miễn thị thực.
Người nước ngoài được miễn thị thực khi làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu (Hình từ Internet)
Người nước ngoài được miễn thị thực khi làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu chuyển đến các địa điểm khác của Việt Nam thì xử lý như thế nào?
Trường hợp họ chuyển đến các địa điểm khác của Việt Nam thì sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 3 Nghị định 75/2020/NĐ-CP. Cụ thể sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
(1) Người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh làm thủ tục đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
(2) Đối với công dân các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp đã tạm trú chưa đến 15 ngày thì đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh đóng dấu hết giá trị vào chứng nhận tạm trú cũ và cấp chứng nhận tạm trú mới với thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
+ Trường hợp đã tạm trú từ 15 ngày trở lên thì thực hiện thủ tục cấp thị thực theo quy định tại khoản 1 nêu trên.
(3) Đối với người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu hết thời hạn tạm trú và có nhu cầu đến địa điểm khác của Việt Nam thì việc cấp thị thực thực hiện theo điều ước quốc tế.
Người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế cửa khẩu chuyển đến các địa điểm khác của Việt Nam thực hiện thủ tục cấp thị thực thế nào?
Trường hợp này người nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp thị thực theo Điều 19 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, cụ thể như sau:
Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
1. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp thị thực mới phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thị thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024?
- Hướng dẫn tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Hướng dẫn xác định mức lương tối thiểu vùng? Tiền lương có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?