Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam hay không?
Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014 về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Chiếu theo quy định đến khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Như vậy theo các quy định trên, người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam hoặc được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở hay không?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về hình thức có nhà ở hợp pháp đối với người nước ngoài như sau:
Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.
Chiếu theo quy định đến khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy ở đây đối với người nước ngoài thì chỉ được sở hữu nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thôi chị nhé. Nếu không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì sẽ không được đứng tên trên giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở.
Điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam đối với cá nhân là người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014 quy định đối với cá nhân nước ngoài để đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ cần có để chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài như sau:
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Kết luận trong trường hợp trên, người nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam được 3 tháng nếu không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật thì đã thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam, và phải có giấy tờ chứng minh đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định. Người nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên chỉ có thể mua nhà ở dưới dạng căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở với điều kiện không nằm trong khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?