Người nước ngoài có được rút bảo hiểm xã hội một lần không? Nếu được thì hồ sơ bảo hiểm xã hội một lần của người nước ngoài cần các loại giấy tờ gì?
Người nước ngoài có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP về đối tượng áp dụng của bảo hiểm xã hội như sau:
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp người nước ngoài được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
6. Các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
Chiếu theo quy định trên thì khi người nước ngoài chỉ cần chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ được giải quyết hưởng BHXH 1 lần khi có yêu cầu.
Theo quy định khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người nước ngoài sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, như vậy so với thời điểm ban hành văn bản này thì hiện nay người nước ngoài đã có thể hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nếu đủ điều kiện.
Tải về mẫu đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất 2023: Tại Đây
Người nước ngoài có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần của người nước ngoài cần có những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 6 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người nước ngoài gồm các giấy tờ như sau:
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
- Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK thể hiện tình trạng suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
- Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Như vậy, khi chồng bạn là người nước ngoài thì khi đi nộp hồ sơ để rút BHXH 1 lần thì không cần phải nộp sổ BHXH mà chỉ cần nộp đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người nước ngoài như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo thông tin chị cung cấp chồng chị đã đóng được 4 năm 5 tháng (53 tháng) BHXH và chồng chị nghỉ việc cuối tháng 5/2023, nên chồng chị đã tham gia BHXH vào tháng 1/2019. Và bạn được hưởng 9 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Bên cạnh đó, mức bình quân tiền lương = Tổng tiền lương đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần/Tổng thời gian đã tham gia BHXH
Trong đó thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm =Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng
* Đối với người lao động yêu cầu nhận BHXH 1 lần năm 2022 thì xác định mức điều chỉnh chị tham khảo quy định tại Điều 2 Nghị định 01/2023/TT-BLĐTBXH.
Chiếu theo các quy định trên vào trường hợp cụ thể của chồng chị thì mức bình quân tiền lương được tính bằng:
{25.800.000x12x1,08 + 25.800.000x12x1.05 + 25.800.000x12x1,03 + 25.800.000x12x1 + 25.800.000x5x1}/53 = 26.734.641,51 đồng
Vây, mức hưởng BHXH 1 lần mà chồng bạn nhận được là: 26.909.887x9 = 240.611.773,6 đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?