Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế thì có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế thì có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ gồm những biện pháp nào?
- Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chấm dứt hiệu lực khi nào?
Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế thì có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không?
Trường hợp người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế được quy định tại khoản 2 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.
2. Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
4. Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
5. Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật này; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.
...
Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì tiền thuế nợ được hiểu là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu mà người nộp thuế chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế mà người nộp thuế vẫn chưa nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước (tức là đang nợ thuế) thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế thì có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế không? (Hình từ Internet)
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ gồm những biện pháp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thì các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ bao gồm:
(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
(2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
(3) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(4) Ngừng sử dụng hóa đơn;
(5) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
(6) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chấm dứt hiệu lực khi nào?
Việc chấm dứt hiệu lực biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
...
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?