Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định không?
Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 14 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp ấn định thuế
Người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 33 Luật Quản lý thuế.
2. Không khai thuế hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế.
3. Không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp.
4. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
5. Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế; xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định hoặc khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
6. Không chấp hành quyết định kiểm tra thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, trừ trường hợp được hoãn thời gian kiểm tra theo quy định.
7. Không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định, trừ trường hợp được hoãn thời gian thanh tra theo quy định.
...
Như vậy, người nộp thuế sẽ bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong trường hợp không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định, trừ trường hợp được hoãn thời gian thanh tra theo quy định.
Người nộp thuế có bị ấn định thuế khi không chấp hành quyết định thanh tra thuế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định không? (Hình từ Internet)
Căn cứ ấn định thuế đối với người nộp thuế là tổ chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ ấn định thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp
...
b) Căn cứ ấn định thuế
b.1) Đối với người nộp thuế là tổ chức
Căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực; kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
b.2) Đối với cá nhân chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản
Cơ quan thuế ấn định giá tính thuế trong trường hợp xác định được cá nhân kê khai, nộp thuế với giá tính thuế thấp hơn so với giá giao dịch thông thường trên thị trường. Giá tính thuế do cơ quan thuế ấn định phải đảm bảo phù hợp với giá giao dịch thông thường trên thị trường nhưng không thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm xác định giá tính thuế.
c) Trên cơ sở từng yếu tố bị ấn định, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
...
Như vậy, căn cứ ấn định thuế đối với người nộp thuế là tổ chức gồm:
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
- Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
- Kết quả xác minh; số tiền thuế phải nộp bình quân tối thiểu của 03 cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương, cơ sở kinh doanh không có hoặc có nhưng không đủ thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô cơ sở kinh doanh thì lấy thông tin của cơ sở kinh doanh tại địa phương khác để thực hiện ấn định theo từng yếu tố.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền ra quyết định ấn định thuế đối với người nộp thuế?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế
1. Thẩm quyền ấn định thuế
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ấn định thuế.
2. Thủ tục ấn định thuế
a) Khi ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế. Quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
b) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định ấn định thuế đối với người nộp thuế bao gồm:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
- Cục trưởng Cục Thuế;
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?