Người nhà của bệnh nhân có được phép xem hồ sơ bệnh án không? Khai thác hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được pháp luật quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được pháp luật quy định như thế nào?
- Người nhà của bệnh nhân có được phép xem hồ sơ bệnh án không? Khai thác hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được pháp luật quy định như thế nào?
- Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật?
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 53 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định cụ thể:
- Tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
- Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Công khai thời gian làm việc, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.
- Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề được quy định tại Luật này.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
- Chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
- Trường hợp dừng hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh.
Người nhà của bệnh nhân có được phép xem hồ sơ bệnh án không?
Người nhà của bệnh nhân có được phép xem hồ sơ bệnh án không? Khai thác hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
"Điều 59. Hồ sơ bệnh án
1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;
b) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;
c) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:
a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.
5. Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."
Đồng thời, tại Điều 8 và khoản 1 Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:
"Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định."
"Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Từ những quy định trên thì có thể hiểu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân là tài liệu mật, đồng thời bệnh nhân có quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư ghi trong hồ sơ bệnh án. Người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh chỉ cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 59 quy định trên và trong đó có trường hợp cho phép người bệnh hoặc đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi được người bệnh đồng ý.
Như vậy, ở đây thì người nhà của người bệnh chỉ được phép xin bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của người bệnh nếu được sự đồng ý của người bệnh. Và việc yêu cầu này phải được thể hiện bằng văn bản. Lúc này phía cơ sở khám, chữa bệnh sẽ xem xét trong trường hợp này có nên cung cấp thông tin tóm tắt này hay không vì theo quy định tại Khoản 4 Điều 59 thì người đứng đầu cơ sở sẽ quyết định việc đó.
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật?
Theo Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 Luật này.
- Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?