Người nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra? Tổ chức việc giám sát như thế nào?
Người nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra?
Tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra như sau:
"Điều 29. Trách nhiệm của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp công chức tham gia Đoàn thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Trong trường hợp giao cho công chức thuộc thẩm quyền thực hiện việc giám sát hoặc Tổ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (gọi chung là người thực hiện giám sát) thì Người ra quyết định thanh tra ban hành Quyết định giám sát theo Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư này.
..."
Theo đó người có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra sẽ là người ra quyết định thanh tra. Người này có thể trực tiếp giám sát hoặc giao giao cho công chức thuộc thẩm quyền hoặc Tổ giám sát thực hiện.
Tuy nhiên tại khoản 3 Điều này quy định các đối tượng sau đây sẽ không được thực hiện việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra gồm:
- Người thuộc trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra.
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
Người nào có trách nhiệm giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra? Tổ chức việc giám sát như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra trong vòng bao lâu kể từ khi có quyết định thanh tra?
Việc tổ chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 06/2021/TT-TTCP như sau:
"Điều 31. Tổ chức việc giám sát
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định giám sát, Tổ trưởng tổ giám sát hoặc công chức được giao thực hiện việc giám sát có trách nhiệm xây dựng, trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
Kế hoạch giám sát cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức giám sát, tiến độ thực hiện và phân công thực hiện. Kế hoạch giám sát được gửi cho Đoàn thanh tra.
Kế hoạch giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 34 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc giám sát được thực hiện thông qua xem xét các báo cáo của Đoàn thanh tra và các thông tin, tài liệu khác thu thập được.
Khi có thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo về việc vi phạm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 30 của Thông tư này, Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định cử người thực hiện giám sát làm việc với Đoàn thanh tra để làm rõ các thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo.
Người thực hiện giám sát chỉ được làm việc với đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra.
Biên bản làm việc được thực hiện theo Mẫu số 35 ban hành kèm theo Thông tư này."
Theo đó việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra sẽ được tổ chức chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định giám sát.
Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra ra sao?
Tại Điều 34 Thông tư 06/2021/TT-TTCP hướng dẫn việc báo cáo kết quả như sau:
- Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp, người thực hiện giám sát có trách nhiệm xây dựng Báo cáo kết quả giám sát trình Người ra quyết định thanh tra, theo Mẫu số 36 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-TTCP.
- Với các nội dung gồm:
+ Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đoàn thanh tra theo nội dung quy định tại Điều 30 của Thông tư này;
+ Làm rõ các hành vi vi phạm (nếu có) của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra thông qua việc xem xét các thông tin, phản ánh, kiến nghị, tố cáo; kiến nghị biện pháp xử lý;
+ Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Đồng thời kết quả việc giám sát sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 35 Thông tư 06/2021/TT-TTCP như sau:
"Điều 35. Xử lý kết quả giám sát
1. Căn cứ thông tin, báo cáo trong quá trình giám sát và Báo cáo kết quả giám sát, Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm:
a) Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền đối với những kiến nghị của người thực hiện giám sát có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra;
b) Áp dụng các biện pháp đôn đốc, chấn chỉnh hoạt động của Đoàn thanh tra nhằm đảm bảo mục đích, yêu cầu và tiến độ cuộc thanh tra;
c) Xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra theo đề nghị của người thực hiện giám sát.
2. Trường hợp phát hiện Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, người thực hiện giám sát có hành vi vi phạm pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hoặc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?