Người nào có thể điều tra khi trực thăng gặp tai nạn? Người điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Người nào có thể điều tra khi trực thăng gặp tai nạn?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 75/2007/NĐ-CP, có quy định về người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
Người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
1. Người thực hiện điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay phải đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn và kỹ thuật hàng không.
2. Những người sau đây không được là thành viên của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay:
a) Chủ sở hữu tàu bay, người góp vốn hoặc tham gia điều hành tổ chức khai thác tàu bay có tàu bay bị sự cố, tai nạn đang được điều tra;
b) Người có lợi ích từ việc kinh doanh của tổ chức khai thác tàu bay, cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng tàu bay bị sự cố, tai nạn đang được điều tra.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thể điều tra khi trực thăng gặp nạn là những người phải đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn hàng không, và không phải là:
+ Chủ sở hữu trực thăng, người góp vốn hoặc tham gia điều hành tổ chức khai thác trực thăng có trực thăng bị tai nạn đang được điều tra;
+ Người có lợi ích từ việc kinh doanh của tổ chức khai thác trực thăng, cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng trực thăng bị sự cố, tai nạn đang được điều tra.
Người nào có thể điều tra khi trực thăng gặp tai nạn? (Hình từ Internet)
Người điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 75/2007/NĐ-CP, có quy định nhiệm vụ quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố tai nạn tàu bay như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
1. Người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Được vào hiện trường, khám nghiệm hiện trường sự cố hoặc tai nạn tàu bay, tiếp cận tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay hoặc các mảnh vỡ của tàu bay;
b) Thu giữ hoặc phối hợp với cơ quan công an thu giữ và sử dụng các mảnh vỡ tàu bay, trang bị, thiết bị của tàu bay và các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc điều tra sự cố, tai nạn;
c) Thống kê các chứng cứ tại hiện trường sự cố, tai nạn tàu bay; kiểm soát việc di chuyển tàu bay, hành lý, hàng hoá và các đồ vật vận chuyển trên tàu bay, các mảnh vỡ, trang bị, thiết bị của tàu bay;
d) Thu giữ các máy tự ghi, thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện giải mã hoặc yêu cầu quốc gia đăng ký, quốc gia khai thác cung cấp dữ liệu của máy tự ghi;
đ) Yêu cầu chủ sở hữu, người khai thác tàu bay, cơ sở sản xuất, Cảng vụ hàng không hoặc tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tàu bay bị sự cố, tai nạn,
e) Giám định hoặc yêu cầu giám định các mẫu vật, chứng cứ, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay, sức khoẻ của những người liên quan đến việc khai thác tàu bay bị sự cố, tai nạn;
g) Được cung cấp kết quả giám định thi thể nạn nhân để phục vụ cho hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;
h) Hỏi, nghiên cứu lời khai của người chứng kiến về những vấn đề có liên quan đến tai nạn, sự cố tàu bay.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Được vào hiện trường, khám nghiệm hiện trường sự cố hoặc tai nạn trực thăng, tiếp cận tàu bay, trang bị, thiết bị của trực thăng hoặc các mảnh vỡ của tàu bay;
- Thu giữ hoặc phối hợp với cơ quan công an thu giữ và sử dụng các mảnh vỡ trực thăng, trang bị, thiết bị của trực thăng và các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc điều tra sự cố, tai nạn;
- Thống kê các chứng cứ tại hiện trường sự cố, tai nạn trực thăng; kiểm soát việc di chuyển trực thăng, hành lý, hàng hoá và các đồ vật vận chuyển trên tàu bay, các mảnh vỡ, trang bị, thiết bị của trực thăng;
- Thu giữ các máy tự ghi, thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện giải mã hoặc yêu cầu quốc gia đăng ký, quốc gia khai thác cung cấp dữ liệu của máy tự ghi;
- Giám định hoặc yêu cầu giám định các mẫu vật, chứng cứ, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn trực thăng, sức khoẻ của những người liên quan đến việc khai thác trực thăng tai nạn;
- Được cung cấp kết quả giám định thi thể nạn nhân để phục vụ cho hoạt động điều tra tai nạn trực thăng;
- Hỏi, nghiên cứu lời khai của người chứng kiến về những vấn đề có liên quan đến tai nạn trực thăng.
Khi điều tra trực thăng gặp tai nạn xong thì cơ quan điều tra phải trả trực thăng lại cho ai?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 75/2007/NĐ-CP, có quy định về trả lại tàu bay và các trang bị, thiết bị tàu bay như sau:
Trả lại tàu bay và các trang bị, thiết bị tàu bay
1. Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải trả tàu bay và các trang bị, thiết bị tàu bay bị sự cố, tai nạn cho người có quyền đối với tàu bay hoặc người được quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác chỉ định khi không cần giữ lại để phục vụ công tác điều tra.
2. Việc trả tàu bay, trang bị, thiết bị tàu bay phải lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên và địa chỉ của người hoặc tổ chức giao, nhận;
b) Miêu tả sơ bộ đối tượng được bàn giao;
c) Ngày giờ, địa điểm bàn giao;
d) Chữ ký của đại diện cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay và đại diện bên nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì khi điều tra trực thăng gặp tai nạn xong thì cơ quan điều tra phải trả trực thăng lại cho người có quyền đối với trực thăng hoặc người được quốc gia đăng ký trực thăng hoặc quốc gia của người khai thác chỉ định khi không cần giữ lại để phục vụ công tác điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?