Người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì phải làm gì?
- Người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì phải làm gì?
- Chế tài khi Đoàn Luật sư không phân công tổ chức hành nghề luật sư nhận người tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật là gì?
- Đoàn luật sư được định nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?
Người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì phải làm gì?
Người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì phải làm gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP về nhận tập sự hành nghề luật sư như sau:
Nhận tập sự hành nghề luật sư
1. Người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cử luật sư hướng dẫn và gửi Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đặt trụ sở.
2. Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư này.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a) Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật;
b) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng, người muốn tập sự hành nghề luật sư có thể tự do lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự.
Nếu người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự.
Chế tài khi Đoàn Luật sư không phân công tổ chức hành nghề luật sư nhận người tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật là gì?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ, không chính xác với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội hoặc kết quả đại hội;
b) Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;
c) Tổ chức lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư không đúng quy định; không báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư; không gửi để đăng tải hoặc không đăng tải kế hoạch bồi dưỡng hằng năm và chương trình bồi dưỡng;
d) Không phân công tổ chức hành nghề luật sư nhận người tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc không trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
Như vậy, khi Đoàn Luật sư không phân công tổ chức hành nghề luật sư nhận người tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Đoàn luật sư được định nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 60 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 21 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về Đoàn luật sư như sau:
Theo đó, Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức và hoạt động theo Luật này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.
Đoàn luật sư không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí, khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Ngoài ra, thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?