Người muốn đăng ký dự tuyển công chức Bộ Tài chính thì hồ sơ đăng ký gồm những gì? Những đối tượng nào được ưu tiên tuyển dụng công chức Bộ Tài chính?
Người muốn đăng ký dự tuyển công chức Bộ Tài chính thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-BTC năm 2012, có quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức như sau:
Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức
Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức bao gồm:
1. Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này;
2. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
3. Bản sao giấy khai sinh;
4. Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
5. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
6. Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
7. 02 ảnh màu (cỡ 4 cm x 6cm) chụp trong thời gian 6 tháng.
Hồ sơ dự tuyển của mỗi thí sinh đựng trong 01 túi hồ sơ riêng, ngoài túi hồ sơ ghi rõ họ tên và các giấy tờ kèm theo.
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn đăng ký dự tuyển công chức Bộ Tài chính thì hồ sơ đăng ký gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển công chức
Tải mẫu đơn đăng ký dự tuyển công chức: Tại đây
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
- 02 ảnh màu (cỡ 4 cm x 6cm) chụp trong thời gian 6 tháng.
Người muốn đăng ký dự tuyển công chức Bộ Tài chính thì hồ sơ đăng ký gồm những gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được ưu tiên tuyển dụng công chức Bộ Tài chính?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-BTC năm 2012, có quy định về ưu tiên trong tuyển dụng công chức như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể như sau:
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được ưu tiên tuyển dụng công chức Bộ Tài chính là:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
Tổ chức tuyển dụng công chức Bộ Tài chính có mô hình như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Quyết định 2141/QĐ-BTC năm 2012, có quy định về mô hình tổ chức tuyển dụng công chức như sau:
Mô hình tổ chức tuyển dụng công chức
Việc tổ chức tuyển dụng công chức vào làm việc tại Bộ Tài chính được áp dụng một trong các mô hình sau và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mô hình tuyển dụng phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ:
1. Tổ chức tuyển dụng độc lập:
a. Cơ quan Bộ tổ chức tuyển dụng;
b. Từng Tổng cục tổ chức tuyển dụng;
c. Tổ chức tuyển dụng riêng cho từng tỉnh, thành phố để tuyển dụng công chức riêng từng ngành: Thuế, Hải quan, Kho bạc, Dự trữ, ...
2. Tổ chức tuyển dụng kết hợp:
a. Tổ chức tuyển dụng kết hợp theo hệ thống các Tổng cục trên cùng địa bàn một tỉnh (thành phố); theo cụm một số tỉnh, thành phố;
b. Tổ chức tuyển dụng một số chuyên ngành đặc thù như: Xây dựng cơ bản, tin học, ngoại ngữ nâng cao... cho tất cả các đơn vị trong toàn ngành, theo từng khu vực; theo cụm địa bàn một số tỉnh, thành phố hoặc trong phạm vi toàn quốc.
3. Tổ chức tuyển dụng đặc thù: Áp dụng trong các trường hợp tuyển dụng cho một số vị trí đặc thù với số người tham dự hạn chế:
a. Tuyển dụng chuyên gia ngành, lĩnh vực;
b. Tuyển dụng công chức những ngành có tính chất đặc thù: Quản trị hệ thống tin học, phiên dịch chuyên ngành, công nghệ bảo quản, quản trị toà nhà, quản lý chó nghiệp vụ, nghề y, bác sĩ cơ quan, chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể...
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tuyển dụng công chức Bộ Tài chính có các mô hình sau: Tổ chức tuyển dụng độc lập; tổ chức tuyển dụng kết hợp; tổ chức tuyển dụng đặc thù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?