Người mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải xin phép và được sự đồng ý của ai?
- Người mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải xin phép và được sự đồng ý của ai?
- Văn bản xin phép mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải nêu rõ những nội dung gì?
- Trường hợp phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cá nhân nước ngoài thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Người mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải xin phép và được sự đồng ý của ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật như sau:
Thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật
...
2. Thủ tục xin phép mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài
Người mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài phải có văn bản xin phép và được Bộ trưởng Bộ Công Thương đồng ý; văn bản xin phép phải nêu rõ người mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài; tài liệu, vật sẽ mang đi; phạm vi, mục đích sử dụng. Khi xuất cảnh phải trình văn bản xin phép có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu.
3. Khi cần phải cung cấp các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị, công dân Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau:
Người được giao tìm hiểu, thu thập tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải có chứng minh thư nhân dân, công văn hoặc giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, thu thập và phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
a) Loại “Tuyệt mật” và “Tối mật” do Lãnh đạo Bộ duyệt;
b) Loại “Mật” do Vụ trưởng (hoặc tương đương) ở Trung ương và Giám đốc Sở (hoặc tương đương) ở địa phương duyệt;
...
Như vậy, theo quy định thì người mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải phải có văn bản xin phép và được Bộ trưởng Bộ Công Thương đồng ý.
Người mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải xin phép và được sự đồng ý của ai? (Hình từ Internet)
Văn bản xin phép mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải nêu rõ những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật như sau:
Thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật
...
2. Thủ tục xin phép mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài
Người mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài phải có văn bản xin phép và được Bộ trưởng Bộ Công Thương đồng ý; văn bản xin phép phải nêu rõ người mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước ra nước ngoài; tài liệu, vật sẽ mang đi; phạm vi, mục đích sử dụng. Khi xuất cảnh phải trình văn bản xin phép có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu.
3. Khi cần phải cung cấp các tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị, công dân Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau:
Người được giao tìm hiểu, thu thập tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải có chứng minh thư nhân dân, công văn hoặc giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu, thu thập và phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
a) Loại “Tuyệt mật” và “Tối mật” do Lãnh đạo Bộ duyệt;
b) Loại “Mật” do Vụ trưởng (hoặc tương đương) ở Trung ương và Giám đốc Sở (hoặc tương đương) ở địa phương duyệt;
...
Như vậy, theo quy định, văn bản xin phép mang tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ra nước ngoài phải nêu rõ những nội dung sau đây:
(1) Người mang tài liệu bí mật nhà nước ra nước ngoài;
(2) Tài liệu bí mật nhà nước sẽ mang đi;
(3) Phạm vi, mục đích sử dụng.
Lưu ý: Khi xuất cảnh phải trình văn bản xin phép có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu.
Trường hợp phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cá nhân nước ngoài thì cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 50/QĐ-BCT năm 2017 quy định thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật như sau:
Thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu mật
1. Thủ tục xét duyệt cung cấp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép tiết lộ bí mật Nhà nước nói chung và bí mật Nhà nước trong ngành Công Thương nói riêng. Việc cung cấp những thông tin thuộc bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải theo đúng quy định tại Điều 19 của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP.
b) Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ nguyên tắc:
- Bảo vệ lợi ích quốc gia;
- Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt;
- Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thỏa thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba.
c) Việc đề nghị cấp có thẩm quyền duyệt cho phép cung cấp tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ người hoặc tổ chức cung cấp tin; loại tin thuộc bí mật nhà nước sẽ cung cấp; tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ nhận tin; phạm vi, mục đích sử dụng tin.
...
Như vậy, theo quy định, khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cho cá nhân nước ngoài thi phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo vệ lợi ích quốc gia;
(2) Chỉ cung cấp những tin được các cấp có thẩm quyền duyệt;
(3) Yêu cầu bên nhận tin sử dụng đúng mục đích thỏa thuận và không được tiết lộ cho bên thứ ba.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?