Người mắc bệnh viêm tai giữa có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Đi khám nghĩa vụ quân sự có cần mang theo giấy tờ khám sức khỏe cá nhân?
Người mắc bệnh viêm tai giữa có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
- Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Sau khi thực hiện khám sức khỏe cho công dân, các y bác sĩ sẽ cho điểm theo 06 mức điểm, cụ thể như sau:
+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Các mức điểm này sẽ được đánh giá theo từng tiêu chí trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Mục II Mẫu 2 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, bao gồm 08 chỉ tiêu sau đây:
+ Thể lực;
+ Mắt;
+ Tai, mũi, họng;
+ Răng, hàm, mặt;
+ Nội khoa;
+ Tâm thần kinh;
+ Ngoại khoa;
+ Da liễu.
Và căn cứ vào số điểm mà các y bác sĩ đã chấm cho 08 tiêu chí nêu trên, sức khỏe của công dân khám nghĩa vụ quân sự sẽ được phân thành 06 loại như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đối với tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của người mắc bệnh viêm tai giữa, tại tiểu mục 33 Mục 3 Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)
...
3. Các bệnh về tai, mũi, họng
...
Theo tiêu chuẩn phân loại bệnh tật đối với người khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bệnh viêm tai giữa trong các trường hợp được chấm điểm từ mức 4T đến 6 điểm.
Bên cạnh đó, chỉ những công dân có sức khỏe đạt loại 1, loại 2 và loại 3 mới được tuyển chọn và gọi nhập ngũ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
Như vậy, người mắc bệnh viêm tai giữa sẽ không được thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian mắc bệnh, trong trường hợp đã chữa khỏi bệnh và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, công dân sẽ được thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Người mắc bệnh viêm tai giữa có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet)
Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có tiến hành khám nội khoa đối với công dân đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
2. Nội dung khám sức khỏe
a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
...
Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP trong đó có thực hiện khám lâm sàng nội khoa cho công dân đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Khi đi khám nghĩa vụ quân sự có cần mang theo những giấy tờ khám sức khỏe cá nhân hay không?
Yêu cầu đối với người đi khám nghĩa vụ quân sự được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
...
Theo đó, nếu có những giấy tờ khám sức khỏe cá nhân, người khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cần chuẩn bị để giao cho Hội đồng khám sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?