Người mắc bệnh tâm thần vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Người mắc bệnh tâm thần có được xem là mất năng lực hành vi dân sự không?
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, người mắc bệnh tâm thần mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình chỉ được xem là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Người mắc bệnh tâm thần vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Theo đó, không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 giải thích
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Theo đó, người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Như vậy, trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần (làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình) vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông thì thuộc trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Người mắc bệnh tâm thần vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông có bị xử phạt vi phạm hành chính không? (Hình từ Internet)
Năng lực pháp luật dân sự của một người được xác định thế nào?
Theo Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của một người được xác định như sau:
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Như vậy, một người được xác định là có năng lực pháp luật dân sự khi người đó thực hiện khả năng của mình trong quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Cũng theo quy định này thì năng lực pháp luật dân sự của một người có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Và mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?