Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông bị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông có được hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai không?
Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như sau:
Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông bị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mạng viễn thông (Hình từ Internet)
Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông là phụ nữ có thai thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
...
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
...
Theo đó, người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông là phụ nữ có thai thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông có được hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai không?
Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, người lợi dụng quyền quản trị mạng viễn thông để gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai.
Và thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù là khi con đủ 36 tháng tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?