Người lao động Việt Nam nhưng đi làm ở nước ngoài thì có cần phải khám sức khỏe theo Thông tư 14 hay không?
Người lao động Việt Nam nhưng đi làm ở nước ngoài thì có cần phải khám sức khỏe theo Thông tư 14 hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nội dung khám sức khỏe (KSK), phân loại sức khỏe và điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) được phép thực hiện KSK.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác;
b) KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở KBCB;
b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
c) Khám để cấp giấy chứng thương;
d) Khám bệnh nghề nghiệp;
đ) KSK khi tuyển vào lực lượng vũ trang và KSK trong lực lượng vũ trang.
4. Việc KSK chỉ được thực hiện tại cơ sở KBCB đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật KBCB và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
5. Đối với người có giấy KSK do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy KSK được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy KSK có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy KSK đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy KSK phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch."
Theo đó, Thông tư 14 này quy định về khám sức khỏe cho người Việt Nam làm việc tại Việt Nam khám sức khỏe khi tuyển dụng, bên cạnh đó còn khám sức khỏe cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, người lao động Việt Nam nhưng đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng thì phải khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư 14 này.
Khám sức khỏe theo Thông tư 14
Khi đi khám sức khỏe theo Thông tư 14 thì hồ sơ khám như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
"Điều 4. Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng."
Theo đó, khi đi khám sức khỏe theo Thông tư 14 thì hồ sơ khám sẽ tuân theo quy định trên.
Thủ tục khám sức khỏe theo Thông tư 14 thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
"Điều 5. Thủ tục khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.
2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);
đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình."
Như vậy, thủ tục khám sức khỏe theo Thông tư 14 thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?