Người lao động từ chối làm công việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động không?
- Người lao động từ chối làm công việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động không?
- Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động vị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động có được quyền quyết định tạm đình chỉ công việc khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không?
Người lao động từ chối làm công việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động không?
Trường hợp từ chối làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
...
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình thì được quyền từ chối làm công việc và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.
Tuy nhiên, người lao động phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp về nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để có phương án xử lý.
Người lao động từ chối làm công việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì có bị coi là vi phạm kỷ luật lao động không? (Hình từ Internet)
Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động vị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Hình thức xử phạt đối với người sử dụng lao động được quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc người lao động không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ không đúng quy định của pháp luật;
c) Buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ chưa được khắc phục không đúng quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động phải làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 2 lần mức phạt của cá nhân.
Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động có được quyền quyết định tạm đình chỉ công việc khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không?
Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
...
3. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động;
b) Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng;
c) Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham dự lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
4. Người làm công tác an toàn, vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
...
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động được quyền quyết định tạm đình chỉ công việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?