Người lao động trong thời gian nghỉ ốm không hưởng lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội và đoàn phí hay không?

Trường hợp người lao động nghỉ ốm không hưởng lương một tháng, thì trong khoản thời gian đó người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội (kể cả đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện) và đoàn phí hay không ? Xin cám ơn.

Nguồn thu tài chính công đoàn có bao gồm đoàn phí công đoàn và đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về thu, chi tài chính công đoàn như sau:

"Điều 5. Thu, chi tài chính công đoàn
1. Thu tài chính công đoàn:
Nguồn thu tài chính công đoàn theo Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, bao gồm:
a) Thu đoàn phí công đoàn.
b) Thu kinh phí công đoàn.
c) Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
d) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản; tiền thu hồi các khoản chi sai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt..."

Theo đó, nguồn thu tài chính công đoàn bao gồm: đoàn phí; kinh phí công đoan; ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ và nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản; tiền thu hồi các khoản chi sai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, đoàn phí mà đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng là một trong những nguồn thu tài chính công đoàn.

Đoàn phí công đoàn

Đoàn phí công đoàn

Hàng tháng người lao động thuộc công đoàn của doanh nghiệp phải đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về mức đóng đoàn phí công đoàn như sau:

"Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
..."

Theo đó, đối với đoàn viên công đoàn nhà nước và công đoàn ngoài nhà nước thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

Người lao động trong thời gian nghỉ ốm không hưởng lương thì có phải đóng đoàn phí hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định về việc miễn nộp đoàn phí như sau:

"Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí."

Theo đó, người lao động nghỉ không hưởng lương 01 tháng thì không đóng đoàn phí tháng đó. Cần lưu ý, người lao động nghỉ không hưởng lương 01 tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

"Điều 42. Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
..."
Đóng bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các quy định về Đóng bảo hiểm xã hội hiện hành
Đoàn phí công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khoản tiền đóng đoàn phí công đoàn có được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân không? Đoàn viên có thể nhờ đồng nghiệp đóng đoàn phí công đoàn được không?
Pháp luật
Mức phân bổ đoàn phí công đoàn theo quy định mới nhất? Đoàn phí công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản chi nào?
Pháp luật
Người lao động nghỉ ốm đau hơn 01 tháng thì có phải đóng đoàn phí công đoàn không? Trường hợp nào đã tham gia công đoàn nhưng không phải đóng đoàn phí?
Pháp luật
Người lao động nghỉ thai sản thì có phải đóng đoàn phí công đoàn hay không? Hàng tháng người lao động phải đóng bao nhiêu tiền đoàn phí?
Pháp luật
Mẫu sổ thu đoàn phí công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức đóng đoàn phí công đoàn của người lao động có thể tăng sau khi mức lương tối thiểu vùng tăng không?
Pháp luật
Mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng thấp nhất là 23.400 đồng khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1 7 2024?
Pháp luật
Tăng mức đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng tối đa lên tới 234.000 đồng/tháng khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ ngày 1 7 2024?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động yêu cầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đóng bảo hiểm xã hội
3,619 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng bảo hiểm xã hội Đoàn phí công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng bảo hiểm xã hội Xem toàn bộ văn bản về Đoàn phí công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào