Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước làm công việc này nhưng được xếp lương công việc khác thì được không?

Tôi làm việc tại công ty TNHH MTV thuộc Bộ VH-TT-DL (100% vốn nhà nước) thì tôi là người lao động hay viên chức? Công việc của tôi là thiết kế trình bày, vẽ bìa sách (tôi có chứng chỉ nghề thiết kế đồ họa học 6 tháng). Công ty đang xếp lương tôi theo lương hành chính, tôi đề nghị Công ty xếp lại lương cho tôi theo công việc (làm việc gì hưởng lương việc đó) đúng hay sai? Đây là câu hỏi của chị V.B đến từ Khánh Hòa.

Làm việc tại công ty 100% vốn nhà nước là người lao động hay viên chức?

Làm việc tại công ty 100% vốn nhà nước là người lao động hay viên chức, thì căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định:

Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Và theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Từ các quy định trên, viên chức là người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, có hợp đồng làm việc.

Theo thông tin chị cung cấp, chị đang làm việc tại công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Do đó, chị không phải là viên chức mà là người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

người lao động

Người lao động trong doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)

Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước làm công việc này nhưng được xếp lương công việc khác thì được không?

Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước làm công việc này nhưng được xếp lương công việc khác thì được không, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung hợp đồng lao động phải có những nội về mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Và căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước thì trong hợp đồng lao động các bên phải thỏa thuận rõ mức lương, vị trí công việc và đảm bảo mức lương trả không thấp hơn mức tối thiểu vùng. Đồng thời, công ty có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương và công khai tại nơi làm việc.

Trường hợp chị được tuyển dụng vào làm việc ở vị trí thiết kế trình bày, vẽ bìa sách nhưng được trả lương theo vị trí công việc hành chính khác, không phù hợp với thang bảng lương đối với vị trí công việc thực tế làm, để đảm bảo quyền lợi của bản thân chị có thể kiến nghị hoặc khiếu nại đến công ty để điều chỉnh lại mức lương.

Lưu ý: Chị cần phải xem kỹ lại nội dung thỏa thuận về tiền lương trong hợp đồng lao động.

Người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp nhà nước phải có những nội dung nào?

Người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp nhà nước phải có những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp nhà nước có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.

Doanh nghiệp nhà nước Tải về các quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phát sinh nợ phải trả quá hạn thì ai phải chịu trách nhiệm?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được đầu tư ra ngoài trong trường hợp nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Đối tượng nào không được mua doanh nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhà nước khi thay đổi kế toán trưởng có phải công bố thông tin bất thường hay không?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước được thu thập từ các nguồn dữ liệu nào?
Pháp luật
Ai có quyền cách chức Giám đốc trong Doanh nghiệp nhà nước? Quy định về việc miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc trong Doanh nghiệp nhà nước thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước có được phép đưa người thân vào làm nhân viên phòng tổ chức nhân sự hay không?
Pháp luật
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có thể cùng một lúc làm người đại diện theo pháp luật của công ty khác được không? Theo Luật Doanh nghiệp 2022 thì doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ có được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty cổ phần không?
Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước
439 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào