Người lao động nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa điều hành công ty ở vị trí giám đốc không hưởng lương thì thuộc hình thức làm việc nào?
- Người lao động nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa điều hành công ty ở vị trí giám đốc không hưởng lương thì thuộc hình thức làm việc nào?
- Khi đề nghị cấp giấy phép lao động thì cần chuẩn bị giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài là nhà quản lý như thế nào?
- Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Người lao động nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa điều hành công ty ở vị trí giám đốc không hưởng lương thì thuộc hình thức làm việc nào?
Người lao động nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa điều hành công ty ở vị trí giám đốc không hưởng lương thì thuộc hình thức làm việc nào?
(Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về nhà quản lý như sau:
4. Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
Đồng thời, Người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Thêm vào đó, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì Người lao động nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa điều hành công ty ở vị trí giám đốc không hưởng lương thì thuộc hình thức làm việc là nhà quản lý.
Khi đề nghị cấp giấy phép lao động thì cần chuẩn bị giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài là nhà quản lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP và điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
…
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài trừ trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
…
e) Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy, khi đề nghị cấp giấy phép lao động thì cần chuẩn bị giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài là văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc hoặc giấy tờ chứng minh là nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
- Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tóm lại, người lao động nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa điều hành công ty ở vị trí giám đốc không hưởng lương thì thuộc hình thức làm việc là nhà quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?