Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tán thành các điều lệ công đoàn thì có được tham gia công đoàn Việt Nam hay không?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tán thành các điều lệ công đoàn thì có được tham gia công đoàn Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 có quy định về đối tượng và điều kiện gia nhập công đoàn Việt Nam như sau:
"Điều 1. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này."
Điều lệ công đoàn
Đồng thời, khoản 3.2 Điều 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ 2020 có hướng dẫn về những đối tượng không được tham gia công đoàn Việt Nam bao gồm:
"3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;
c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;
đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;"
Theo đó, có thể thấy người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam dù đã tán thành các điều lệ công đoàn nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng này vẫn không được kết nạp vào công đoàn Việt Nam theo các quy định liên quan đến điều lệ công đoàn.
Tuy nhiên, nếu người lao động nước ngoài có nhu cầu thì vẫn được khuyến khích tham gia vào các hình thức tập hợp của tổ chức công đoàn Việt Nam như sau:
"3.4. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:
[...]
b. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng, được Công đoàn Việt Nam hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các chương trình từ thiện, các phong trào thi đua do công đoàn phát động; được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam."
Người lao động có trách nhiệm chấp hành toàn bộ điều lệ công đoàn khi tham gia công đoàn hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Điều lệ công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 có quy định về nhiệm vụ của đoàn viên như sau:
"Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên
[...]
2. Nhiệm vụ của đoàn viên
a. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh."
Có thể thấy, khi tham gia công đoàn và trở thành đoàn viên, người lao động phải có trách nhiệm chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp đúng theo quy định trên.
Điều lệ công đoàn Việt Nam được thông qua vào thời điểm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Điều lệ công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 có quy định như sau:
"Điều 8. Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
[...]"
Theo đó, tại đại hội công đoàn Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ thông qua điều lệ công đoàn Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?