Người lao động nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không? Cần chủ động phòng bệnh như thế nào?
Người lao động nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu thì có phải cách ly không?
Tại tiểu mục 1 và tiểu mục 2 Mục IV Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 có nêu rõ như sau:
IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH
Phải tiến hành các biện pháp chống dịch càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nghi ngờ đầu tiên.
1. Đối với bệnh nhân
- Tất cả bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân có thể phải được cho đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế. Tiến hành điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh có thể cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định. Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.
- Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định trước khi bệnh nhân được sử dụng kháng sinh.
- Các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kể cả người lành mang trùng phải được đeo khẩu trang, cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo đúng “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh bạch hầu” (Quyết định số 2957/QĐ- BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế).
2. Đối với người tiếp xúc gần
- Lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần.
- Tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh. Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
- Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.
Bên cạnh đó, tại Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
...
Như vậy, người lao động nhiễm bệnh bạch hầu phải đeo khẩu trang cách ly ngay tại cơ sở y tế cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính.
Trường hợp người lao động tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu thì có thể tổ chức cách ly tại nhà, theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh và tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của cơ quan y tế.
Người lao động nhiễm bệnh hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không? Cần chủ động phòng bệnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu có thể xin làm việc tại nhà không?
Như đã nêu trên thì người lao động bị nhiễm bệnh bạc hầu phải thực hiện cách ly và điều trị tại cơ sở y tế.
Đối với người đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu phải thực hiện cách ly y tế tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh.
Trong trường hợp người lao động còn đủ sức khỏe và tính chất công việc cho phép thì người lao động có thể thực thỏa thuận với công ty về việc làm việc tại nhà.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có chính sách về việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt trong trường hợp bệnh truyền nhiễm như bệnh bạch hầu.
Việc làm việc tại nhà giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho các đồng nghiệp khác và hỗ trợ người lao động trong quá trình điều trị và hồi phục.
Trường hợp người lao động bị nhiễm bệnh bạch hầu có chuyển biến nặng thì theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng chế độ ốm đau, cụ thể như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó người bị bệnh bạch hầu phải nghỉ việc để cách ly thì được hưởng chế độ ốm đau nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Người lao động cần chủ động phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 thì người lao động cần chủ động phòng bệnh bạch hầu theo các biện pháp sau:
- Đi tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi;
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày;
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh.
- Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ
- Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
- Người trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?