Người lao động muốn tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động có cần phải gửi yêu cầu trực tiếp đến doanh nghiệp không?

Chủ tịch Công đoàn Công ty đến nói với Giám đốc công ty là đề nghị Giám đốc dự đối thoại theo yêu cầu của người lao động (NLĐ), chưa có văn bản gì cả? Và khi giám đốc nhận được văn bản của NLĐ thì trong thời gian bao lâu là GĐ phải trả lời dự hay không dự? Và nếu trả lời dự thì trong vòng thời gian bao lâu phải tổ chức dự đối thoại? - Câu hỏi của chị Hương đến từ Đồng Nai.

Người lao động muốn tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động có cần phải gửi yêu cầu trực tiếp đến doanh nghiệp không?

Căn cứ Phần II Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 hướng dẫn về tổ chức đối thoại khi có yêu cầu như sau:

TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI KHI CÓ YÊU CẦU
1. Đối thoại theo yêu cầu bên NLĐ
1.1. Trường hợp NLĐ là đoàn viên công đoàn yêu cầu đối thoại
- Tiếp nhận yêu cầu đối thoại: Khi đoàn viên công đoàn yêu cầu công đoàn đại diện tổ chức đối thoại với NSDLĐ, công đoàn tập hợp nhanh ý kiến từ các đoàn viên, NLĐ, làm rõ lý do có kiến nghị, đề xuất, bức xúc của đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ. Trường hợp đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ trực tiếp gửi yêu cầu đối thoại đến NSDLĐ, công đoàn chủ động thu thập thông tin, gặp gỡ đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn nội dung, quy trình tiến hành đối thoại theo quy định của pháp luật và đề nghị đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ để công đoàn đại diện thực hiện đối thoại.
- Lấy ý kiến thành viên tham gia đối thoại của bên NLĐ: Công đoàn tổ chức họp thành viên tham gia đối thoại (tại mục I/1 phần này) để xem xét, lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên để quyết định đề nghị NSDLĐ đối thoại. Đề nghị đối thoại chỉ được thông qua khi được sự đồng ý của ít nhất 30%/ tổng số thành viên được quyền tham gia đối thoại.
- Gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho NSDLĐ: Công đoàn gửi văn bản yêu cầu đối thoại tới NSDLĐ, trong đó đề nghị thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung đối thoại của bên NLĐ.
- Thông báo nội dung đối thoại tới NLĐ: Trên cơ sở phản hồi, thống nhất của NSDLĐ, công đoàn thông báo cho NLĐ, nhóm NLĐ, tập thể NLĐ biết trong thời gian sớm nhất.
- Tổ chức đối thoại: Thực hiện tương tự như tổ chức đối thoại định kỳ (theo mục II/2 phần này).
- Công bố kết quả đối thoại: Thực hiện tương tự như tổ chức đối thoại định kỳ (theo mục II/3 phần này).

Theo đó, người lao động không cần gửi yêu cầu trực tiếp đến doanh nghiệp mà chỉ cần thông qua công đoàn.

Mặt khác, Công đoàn phải gửi văn bản yêu cầu đối thoại tới người sử dụng lao động, trong đó đề nghị thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung đối thoại của bên người lao động.

Cần lưu ý là phải gửi bằng văn bản đến doanh nghiệp và đề nghị thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung đối thoại.

Người lao động muốn tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động có cần phải gửi yêu cầu trực tiếp đến doanh nghiệp không?

Người lao động muốn tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động có cần phải gửi yêu cầu trực tiếp đến doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)

Kể từ khi nhận văn bản yêu cầu tổ chức đối thoại từ công đoàn thì doanh nghiệp phải trả thời trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên như sau:

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Như vậy, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của công đoàn, doanh nghiệp (giám đốc) phải có văn bản trả lời, thống nhất với công đoàn về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Về thời gian cụ thể tổ chức đối thoại sẽ do 2 bên thống nhất.

Số lượng tham gia đối thoại phải đảm bảo từ bao nhiêu người mới phù hợp với quy định?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về số lượng tham gia đối thoại như sau:

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Bên người sử dụng lao động
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Bên người lao động
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
...

Theo đó, số lượng người tham gia đối thoại ở phía người sử dụng lao động phải bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Đối với người lao động thì sẽ tùy vào số lượng người lao động tai doanh nghiệp mà số lượng người tham gia đối thoại sẽ khác nhau, cụ thể:

- Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;

- Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;

- Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;

- Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;

- Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động.

- Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

Tổ chức đối thoại
Người sử dụng lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người sử dụng lao động có nhiều quyền hơn người lao động không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có thể là cá nhân không? Nếu có thì phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
Pháp luật
Người sử dụng lao động bao gồm những ai? Chính sách về lao động dành cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động yêu cầu không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động là người người chưa thành niên ít nhất 2 lần mỗi năm đúng không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc có được thu học phí của người lao động không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được cắt giảm nhân sự khi không còn việc làm phù hợp với người lao động không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không trả tiền phép năm cho người lao động có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội khi được phụ cấp các khoản về tiền ngoại ngữ, tiền sinh hoạt, tiền chuyên môn, tiền kỹ năng không?
Pháp luật
Không khai trình việc sử dụng lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức đối thoại
3,151 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức đối thoại Người sử dụng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức đối thoại Xem toàn bộ văn bản về Người sử dụng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào