Người lao động làm việc bán thời gian vào ngày chủ nhật có được tính tiền lương làm thêm giờ hay không?
- Người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động làm việc bán thời gian thì có trái quy định pháp luật không?
- Không giao kết hợp đồng lao động sau một tháng thử việc đối với người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính như thé nào?
- Người lao động làm việc bán thời gian vào ngày chủ nhật có được tính tiền lương làm thêm giờ hay không?
Người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động làm việc bán thời gian thì có trái quy định pháp luật không?
Người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động làm việc bán thời gian thì có trái quy định pháp luật không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này
Theo quy định pháp luật nêu trên thì người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, người sử dụng lao động tuyển dụng em bạn vào vị trí phục vụ (làm việc bán thời gian) có thể thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói với em bạn trong 01 tháng để thử việc.
Sau một tháng làm việc nếu người sử dụng lao động không thực hiện ký kết hợp đồng lao động đối với em bạn thì sẽ vi phạm quy định pháp luật.
Không giao kết hợp đồng lao động sau một tháng thử việc đối với người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính như thé nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi có hành vi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động được quy định tại khoản 1 Điều này;
...
Từ quy định trên thì đối với hành vi không giao kết hợp đồng lao động sau 01 tháng làm việc thì tùy vào số lượng người lao động không được thực hiện giao kết hợp đồng lao động mà mức phạt của người sử dụng lao động sẽ khác nhau.
Mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất cho hành vi này là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
Người sử dụng lao động buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
Người lao động làm việc bán thời gian vào ngày chủ nhật có được tính tiền lương làm thêm giờ hay không?
Căn cứ Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Để xác định được đâu là ngày nghỉ hàng tuần phải căn cứ vào hợp đồng lao động. Từ đó, đôi chiếu với quy định trên để xác định tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.
Bên cạnh đó tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm được quy định như sau:
Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
...
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
..
Do đó, đối với ca làm việc từ 18h đến 23h thì có khoản thời gian từ 22h đến 23h được xem là khoảng thời gian làm việc vào ban đêm và khoảng thời gian này sẽ được hưởng thêm 30% tiền lương theo giờ làm việc bình thường.
Tuy nhiên, cần lưu ý vào hợp đồng lao động các bên đã giao kết có điều khoản quy định về ca làm việc từ 18h đến 23h đã bao gồm tiền làm việc vào ban đêm hay chưa, nếu có điều khoản này thì được xem là người lao động đã trả đủ khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?