Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Tôi muốn hỏi người lao động là người nước ngoài có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc tại Việt Nam không? Nếu được thì cần thực hiện những chế độ nào? Đối tượng này được hưởng lương hưu theo chế độ hư trí khi nào? Trường hợp người lao động là người nước ngoài bắt đầu tham gia bảo hiểm theo quy định từ tháng 12/2018 và đến tháng 9/2019 thì nghỉ việc. Vậy trong trường hợp này, nếu người lao động muốn thanh toán chế độ bảo hiểm 1 lần thì có đủ điều kiện để hưởng chế độ thanh toán bảo hiểm 1 lần hay không?

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định sau:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động."

Như vậy, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Đồng thời, không thuộc các trường hợp tại điểm a và điểm b khoản 2 nêu trên.

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Người lao động là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện những chế độ nào?

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam được quy định tại Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP gồm:

"Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này."

Theo đó, người lao động là người nước ngoài khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các chế độ, gồm: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Người lao động nước ngoài được hưởng lương hưu theo chế độ hưu trí đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 9. Chế độ hưu trí
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 6 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP."

Theo đó, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 (Điều 6 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hiện đã hết hiệu lực), cụ thể:

"Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao."

Người lao động nước ngoài được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là người nước ngoài khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

"a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
b) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
c) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam;
d) Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn."

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 17 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 17. Hiệu lực thi hành
...
2. Các chế độ quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022″.

Như vậy, chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động nước ngoài làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ được thực hiện từ ngày 01/01/2022. Khi đó, người lao động thuộc 01 trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP nêu trên sẽ được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Trường hợp người lao động tại công ty chị nghỉ việc từ tháng 09/2019, thì chưa được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Pháp luật
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
5,655 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào