Người lao động là người giúp việc gia đình thì có được nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hay không?
- Người lao động là người giúp việc gia đình thì có được nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hay không?
- Khi phát hiện người lao động là người giúp việc gia đình có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật không?
- Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được thực hiện thế nào?
Người lao động là người giúp việc gia đình thì có được nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hay không?
Chế độ nghỉ ngơi đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
a) Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
b) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định trên thì người lao động là người giúp việc gia đình được nghỉ hằng tuần.
Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc thời gian nghỉ hằng tuần phải là ngày Chủ nhật.
Do đó, nếu người lao động là người giúp việc gia đình muốn nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật thì có thể thương lượng, thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần
Lưu ý: Trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người lao động là người giúp việc gia đình thì có được nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hay không? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện người lao động là người giúp việc gia đình có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có được xử lý kỷ luật không?
Việc kỷ luật lao động đối với người lao động là người giúp việc gia đình được quy định tại khoản 6 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
...
6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động được thực hiện như sau:
a) Người sử dụng lao động và người lao động xác định cụ thể các hành vi, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và Điều 129 của Bộ luật Lao động và ghi trong hợp đồng lao động hoặc thể hiện bằng hình thức thỏa thuận khác;
b) Hình thức xử lý kỷ luật lao động áp dụng đối với người lao động bao gồm khiển trách, sa thải theo khoản 1, khoản 4 Điều 124 của Bộ luật Lao động;
c) Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp: Người lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động hoặc người lao động có hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình;
d) Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động xem xét, xử lý kỷ luật lao động theo hình thức quy định tại điểm b khoản này đối với người lao động. Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động;
đ) Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại điểm a, điểm c khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, theo quy định, khi phát hiện người lao động là người giúp việc gia đình có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có quyền xem xét, xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách hoặc sa thải.
Trường hợp người lao động là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người sử dụng lao động phải thông báo việc xử lý kỷ luật lao động đến người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì vấn đề an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình được thực hiện như sau:
(1) Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của người lao động;
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc;
(2) Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
(3) Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?